Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Hắc Bạch Vô Thường”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Tamnewage (thảo luận | đóng góp)
nKhông có tóm lược sửa đổi
bỏ những gì copy từ face: https://www.facebook.com/Trang.non.91/posts/368606826585903
Dòng 11:
* Hắc Vô Thường (黑無常) - Hắc Tướng Quân (黑將軍) - Phạm Tướng Quân (范將軍) - Black Guard
* Bạch Vô Thường (白無常) - Bạch Tướng Quân (白將軍) - Tạ Tướng Quân (謝將軍) - White Guard
 
==Đặc điểm==
* Bạch Vô Thường luôn nở nụ cười trên mặt, đầu đội một cái mũ cao có đề bốn chữ “ngươi cũng đến rồi”.
* Hắc Vô Thường thì gương mặt đen đúa xú ác, trên mũ dài cũng có bốn chữ “đang đến bắt ngươi”.
 
==Câu chuyện==
Vì sao Vô Thường Nhị Da lại có sự phân biệt trắng đen ? Có mấy nguyên nhân sau : thần tiên trong tôn giáo cũng mang đậm tính nhân gian, việc tróc nã ác quỷ không thể một vị đảm trách từ sáng đến tối được, công việc cũng phải được luân chuyển, nên sáng một vị, tối một vị đảm trách mới hợp đạo lý. Thứ đến, theo phân tích trong truyền thuyết dân gian, Bạch Vô Thường chuyên trừng trị bọn tham quan hoặc những chuyện bất công, Hắc Vô Thường thì thường dùng dây xích để truy bắt ác quỷ. Ngoài ra, trong màu sắc đạo giáo cũng thường phân ra hắc bạch âm dương.
Hắc Bạch Vô Thường luôn được thờ chung với nhau, nhưng ở mỗi nơi lại mỗi khác. Thiên Tử Điện ở Phong Đô có Vô Thường Nhị Gia, trong Vô Thường Điện thì có Vô Thường Nhị Da và Vô Thường Bà, Thành Hoàng Miếu lại sắp Bạch Vô Thường bên cạnh Vô Thường Bà còn Hắc Vô Thường thì không có vợ.
Về Bạch Vô Thường, có một câu chuyện như sau, vẫn lại là quỷ thoại thôi.
Vào tiết thanh minh năm nọ, Bạch Vô Thường công cán ngang qua một nơi, thấy có một người phụ nữ cùng hai đứa bé khóc bái trước một phần mộ rất đỗi thương tâm, lại thấy cách đó không xa có một ông lão đứng lắc đầu thở dài có vẻ đồng tình. Bạch Vô Thường bèn đến gần ông lão hỏi thăm mới biết người phụ nữ này có một nỗi oan tình tày trời.
Người phụ nữ vốn họ Trần, là con gái thứ ba của một phú thương. Phú thương vốn cũng có gia tài kha khá, hiềm nỗi không có con trai, chỉ sinh được ba cô con gái, mà gương mặt cô thứ ba lại nổi đầy mụn nhọt. Mẹ thấy con gái mình nhiễm phải bệnh này thì không khỏi tự trách, nên đặc biệt thương cô hơn, bà mới qua đời vào năm trước.
Trần lão da có một tên người làm tên là Ngao Đại, ngoài mặt thì thật thà nhưng trong lòng đầy mưu kế. Hắn tính thầm trong bụng, Trần lão da tam tiểu thư mặt mày như thế thì các công tử nhà giàu ắt hẳn không ai chịu cưới. Chi bằng ta cua về làm vợ, chờ sau khi cha vợ chết thì gia tài vạn lạng này tất thuộc về ta.
Hôn sự của Trần tam tiểu thư đã lâu mà không có nhà nào thuận. Nàng thấy Ngao Đại thân cường lực tráng, lại hiểu ý chủ nên được cha thích, hai người thầm đưa mắt đá mày, không lâu sau tự thành uyên ương. Qua vài tháng, bụng của Trần tam tiểu thư dần dần to ra, Trần lão da đành phải nhận Ngao Đại làm con rể. Sau khi Ngao Đại thật sự trở thành con rể nhà họ Trần, cha vợ mới cất nhắc hắn lên làm tổng quản, chuyện lớn nhỏ trong nhà đều do hắn quản lý. Dần dần về sau, Ngao Đại đối với nhạc phụ không còn kính thuận như trước, bên ngoài thì vừa rượu chè vừa gái đẹp, về nhà Trần tam tiểu thư khuyên hắn, hắn còn chửi mắng thậm tệ. Trần lão da tức giận thành bệnh rồi chết, Ngao Đại lại ngày đêm cờ bạc càng hơn trước.
Bạch Vô Thương nghe ông lão kể lại, lửa giận trong lòng bốc lên, quyết định phải dạy cho Ngao Đại một bài học, chỉ cho tam tiểu thư một con đường sống.
Bạch Vô Thường theo tam tiểu thư về nhà, vừa đúng lúc có một con bạc đến đòi nợ, nhìn thấy đúng bút tích của Ngao Đại, tam tiểu thư đành phải trả cho hắn một trăm lượng bạc. Gã kia nhìn thấy trong nhà không có người, liền ôm lấy tam tiểu thư muốn vô lễ, đột nhiên hắn bị đánh ba cái bạt tai vào mặt. Tam tiểu thư nhờ thế mới xô gã ra, vùng chạy thoát vào trong nhà, đóng sập cửa lại, nàng cảm thấy tức giận không thể chịu nổi, liền lấy dây thừng treo lên xà nhà rồi muốn tự vẫn. Nhưng nàng treo một sợi thì lại đứt một sợi, trong lòng chợt thấy kỳ quái. Bạch Vô Thương lúc này mới mở cửa, bồng hai đứa bé tiến vào nhà. Trần tam tiểu thư nhìn thấy Bạch Vô Thường miệng cười hi hi rất hoà thiện nên cũng không sợ hãi.
Bạch Vô Thường nói : “Sao phải như thế, chi bằng nàng thu thập tiền của còn sót lại trong nhà để đi nơi khác sống, hai đứa bé còn cần nàng dưỡng dục thành người !” Trần tam tiểu thư nghe lời Bạch Vô Thường, mang hai đứa con bỏ đi. Đợi sau khi tam tiểu thư đi rồi, bốn căn tiệm buôn bán của Trần lão da cùng lúc phát hoả thiêu rụi. Ngao Đại lúc đó đang ở Xuân Hương Viện ôm gái, hút thuốc phiện. Đến lúc hắn chạy về đến nhà thì toàn bộ sản nghiệp đã cháy sạch cả.
Ta dám chắc rằng khi bắt đầu đọc câu chuyện trên, có không ít người trong quý vị đọc giả đều tưởng nhầm rằng ta đang nói về câu chuyện giữa Bạch Vô Thường và Vô Thường Bà, càng có thể họ đều cho rằng Trần tam tiểu thư kia chính là Vô Thường Bà nữa đấy …
Về Hắc Vô Thường cũng có khá nhiều truyền thuyết, tiêu biểu như câu chuyện “Hắc Vô Thường cải ác tòng thiện” như sau :
Có hai cha con nhà nọ, đứa con từ nhỏ đã hung hăng ngỗ nghịch, lại thêm cờ bạc hút sách, cha dạy dỗ không nghe. Có một lần, con đi cờ bạc về, tất cả tiền đều thua sạch cả. Trong cơn tức giận, cha lỡ tay đánh chết con mình. Sau khi chết, nó vẫn quen thói hung ác, trở thành âm quỷ hại người trên nhân gian.
Qua vài năm sau, vào một đêm nọ, đứa con đến trước cửa nhà mình, lúc nó đang định bước vào thì chó trong nhà sủa ầm lên không ngừng. Cha nó biết lại có quỷ đến hại người, một tay xách dao, một tay cầm đèn dầu bước ra. Quỷ con nhìn thấy thế hung dữ của cha mình, liền nhảy lên nóc nhà nói : “Cha ơi, con không phải đến hại người, con chỉ muốn về nhà thăm cha thôi.”
Người cha đáp rằng : “Mày lúc sống làm nhiều chuyện ác, chết rồi cũng không cho bà con lối xóm được yên lành. Sau khi ta lỡ tay đánh chết mày rồi ta còn thấy hối hận rất lâu, mày tiếp tục làm ác thì ngược lại tao không còn hối hận gì nữa.”
Quỷ con nói : “Cha nói thật rất có lý, con hiện giờ thiên lương trỗi dậy, xin thề không làm điều ác nữa, nhất định bỏ ác theo thiện, kiếp sau xin báo đáp ơn dưỡng dục của cha.”
Người cha đáp : “Như thế thì tốt, nếu không thì cha khó mà nhìn mặt hương thân.”
Quỷ con nói : “Xin cha yên tâm, từ đây vĩnh biệt, con sẽ đi thụ hình chịu khổ, không thể trở lại thăm nom cha được nữa, xin cha bảo trọng.”
Từ đó về sau, nó không còn trở lại hại người nữa. Nó xuống đến mười tám tầng địa ngục chịu phạt, chịu đủ mọi sự hành hạ đau đớn, lúc này mới hiểu sự quý giá khi được làm người, mới thấu những việc ác của mình làm trong quá khứ quả là tội nghiệt.
Một lần, Tần Quảng Vương trong Thập Điện Diêm Vương triệu kiến nó, nói : “Ngươi vì sao không đi tìm thế thân để hoàn dương ?”
Nó đáp rằng : “Tiền thế con đã làm đủ chuyện xấu khiến cho ngàn người hận vạn người rủa, đi đến đâu cũng có người cầm đao cầm côn muốn giết, làm điều ác quả thật đáng bị người ta nguyền rủa, con muốn làm lại từ đầu để trở thành một người tốt.”
Tần Quảng Vương nói : “Xem ra ngươi quả thật là một ác quỷ có thể cải ác quy thiện. Nói cho ngươi biết, nếu ngươi tiếp tục có thể làm thiện quỷ trong ba năm, ta sẽ báo mời Âm Thiên Tử phong cho ngươi một chức quan.”
Ba năm sau, Thập Điện Diêm Vương lại triệu kiến nó : “Trong ba năm nay, ngươi quả nhiên cải ác tòng thiện, làm được nhiều việc thiện, ta đã báo thỉnh được Âm Thiên Tử ân chuẩn, phong ngươi làm Thưởng Phạt Ty Hắc Vô Thường, chuyên việc truy bắt ác quỷ.”
Từ đó về sau, Hắc Vô Thường mặc một bộ quần áo toàn màu đen, nửa đêm xuất tuần các nơi, minh sát các việc, người hành thiện thì bẩm báo cho Âm Thiên Tử, kẻ làm ác thì báo cho Thôi Phán Quan, tróc nã rất nhiều ác quỷ.
Hắc Bạch Vô Thường là thuộc đạo giáo, phật giáo hay chỉ tồn tại trong tín ngưỡng dân gian ? Rất khó khẳng định, đây có thể là nhân vật dung hợp của cả đạo giáo và phật giáo, vì bất kể là tín đồ của đạo giáo hay phật giáo cũng đều tín ngưỡng hai vị thần này, và dường như trong các miếu thờ của phật giáo có phần cung phụng họ nhiều hơn.
 
==Tham khảo==
{{reflist|2}}
{{Sơ khai}}