Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Renato Dulbecco”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Trang mới: “{{Infobox Scientist |name = Renato Dulbecco |box_width = |image = |image_width = 150px |caption = Renato Dulbecco |b…”
 
Dòng 33:
 
==Sự nghiệp khoa học==
Sau chiến tranh, ông lại bắt đầu làm việc ở phòng thí nghiệm của Rita Levi-Montalcini, nhưng sau đó ít lâu, ông cùng với Levi-Montalcini, đi sang [[Hoa Kỳ]] và nghiên cứu chung với [[Salvador Luria]] về các [[virus ăn khuẩn]] (''bacteriophage'') ở [[Bloomington, Indiana|Bloomington]], [[Indiana]]. Mùa hè năm 1949 ông gia nhập nhóm [[Max Delbrück]] ở [[Học viện Công nghệ California]] ([[Caltech]]). Tại đây ông bắt đầu nghiên cứu về các [[virus gây ung thư]] (''oncovirus'') nơi động vật.<ref>Dulbecco R., From the molecular biology of oncogenic DNA viruses to cancer, Science. 1976 Apr 30;192(4238):437-40.</ref> Cuối thập niên 1950, ông nhận kèm cặp sinh viên [[Howard Martin Temin]], người mà – cùng với [[David Baltimore]] đã cùng chia sẻ [[giải Nobel Sinh lý và Y khoa]] năm 1975 với ông cho "các phát hiện của họ liên quan tới sự tương tác giữa các [[virus]] [[ung bướu]] và chất liệu di truyền của [[tế bào]]." Temin và Baltimore cùng khám phá ra ''reverse transcriptase'' đồng thời và độc lập với nhau; mặc dù Dulbecco không tham gia trực tiếp vào các thí nghiệm của cả 2 người, nhưng ông đã dạy cả hai người các phương pháp mà họ dùng trong khám phá này.<ref name="nytimesnobel">{{cite news | title = No Nobel Prize for Whining | author = Judson, Horace | date = 2003-10-20 | url = http://query.nytimes.com/gst/fullpage.html?sec=health&res=9C02E4DE123EF933A15753C1A9659C8B63 | publisher = ''New York Times'' | accessdate = 2007-08-03 }}</ref>
 
Suốt thời gian này, ông cũng làm việc với [[Marguerite Vogt]]. Năm 1962, ông chuyển tới làm việc ở [[Vìện nghiên cứu Sinh học Salk]] và từ năm 1972 làm việc ở "The Imperial Cancer Research Fund" (nay tên là [[Viện nghiên cứu London]] nghiên cứu Ung thư). Năm 1986 ông là một trong số các [[nhà khoa học]] đã phát động [[Dự án bản đồ gene người]].<ref>Dulbecco R., A turning point in cancer research: Sequencing the genome, Science, 1986, 231: 1055-56.</ref><ref>Lewin R., Proposal to sequence the human genome stirs debate., Science. 1986 Jun 27;232(4758):1598-600.</ref><ref>Noll H., Sequencing the human genome, Science. 1986 Jul 11;233(4760):143.</ref> Năm 1993 ông trở lại [[Ý]], nơi ông hiện là chủ tịch Viện Công nghệ Y Sinh học (''Institute of Biomedical Technologies'') của C.N.R. (''Hội đồng nghiên cứu quốc gia'') tại [[Milano]]. Ông cũng vẫn chức giảng huấn của [[Viện nghiên cứu Sinh học Salk]].