Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Trận Xương Giang”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dòng 75:
Thôi Tụ và Hoàng Phúc hy vọng nếu vào được thành Xương Giang, cánh quân này có chỗ trú an toàn, tạm tránh được sự uy hiếp của quân Lam Sơn đông đảo và mạnh mẽ để tìm cách liên lạc với [[Vương Thông (nhà Minh)|Vương Thông]] ở Đông Quan. Nhưng khi đến gần thành, quân Minh mới biết thành đã bị hạ, tướng sĩ đều rất sợ hãi, không dám tiến lên nữa. Thôi Tụ buộc phải đóng quân ở ngoài cánh đồng Xương Giang trống trải giữa lúc mưa to gió lớn, kết quả không lâu sau bị quân Lam Sơn vây áp 4 mặt, tổng tấn công tiêu diệt và bắt sống toàn bộ<ref name="ReferenceE"/><ref>Lê Quý Đôn, sách đã dẫn, tr 66</ref>. Cuộc tổng tấn công này diễn ra ở cánh đồng ngoài thành Xương Giang.
 
Việc hạ thành Xương Giang trước ngày viện binh tiến sang góp phần đẩy nhanh hơn quá trình tiêu diệt cánh quân viện binh của Liễu Thăng – Thôi Tụ, làm tan rã ý chí chiến đấu của cánh quân viện binh của [[Mộc Thạnh]] (đi đường [[Vân Nam]]) và ý chí kháng cự của 10 vạn quân Minh của [[Vương Thông (nhà Minh)|Vương Thông]] ở thành Đông Quan. Chiến thắng kịp thời ở Xương Giang góp phần đẩy nhanh thắng lợi của khởi nghĩa Lam Sơn. Do dân các làng địa phương góp công đánh hạ thành, sau khi lên ngôi, [[Lê Thái Tổ]] chia đất trong thành Xương Giang cũ cho 5 làng cày cấy không phải nộp thuế gọi là “điền thành”. Ruộng này gồm 25 héc ta, được dân địa phương duy trì đến tận năm 1955. Khi tiến hành [[Cải cách ruộng đất tại miền Bắc Việt Nam|cải cách ruộng đất]], số ruộng trên mới không còn là "công điền" nữa mà xung vào hợp tác xã<ref name="ReferenceC"/>.
 
==Xem thêm==