Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Võ Tam Tư”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
→‎Thời Vũ thái hậu: Sửa chính tả
Thẻ: Sửa đổi di động Sửa đổi qua ứng dụng di động
→‎Thời Trung Tông: Sửa chính tả
Thẻ: Sửa đổi di động Sửa đổi qua ứng dụng di động
Dòng 14:
 
== Thời Trung Tông ==
Tháng 2 năm [[705]], năm tể tướng [[Trương Giản Chi]], [[Viên Thứ Kỷ]], [[Hoàn Ngạn Phạm]], [[Kính Huy]], [[Thôi Huyền Vĩ]] nổi dậy làm binh biến giết anh em họ Trương và ép [[ Tắc Thiên]] thoái vị, đưa Vũ Hiển trở lại ngôi vua, khôi phục quốc hiệu Đại Đường<ref>[[Cựu Đường thư]], quyển 7</ref>. Trước đó, Vũ Tam Tư đã thông gian với [[Thượng Quan Uyển Nhi]], nữ quan bên cạnh thái hậu và cũng là tiểu thiếp của [[Đường Trung Tông]]. Qua sự giới thiệu của Uyển Nhi, Tam Tư thiết lập quan hệ rồi thông gian với [[Vi hoàng hậu (Đường Trung Tông)|Vi hoàng hậu]], do đó ông lấy được sủng tín từ hậu và cả Trung Tông (do được Vi hậu giới thiệu). Khi Trung Tông phục vị, [[Lưu U Cầu]] cùng [[Tiết Quý Sướng]] dâng sớ xin diệt trừ bè đảng họ Vũ nhưng Trung Tông cùng các Tể tướng không nghe. Ngoài ra Trung Tông còn gả con gái mình là [[công chúa An Lạc]] cho con trai ông tức [[Vũ Sùng Huấn]]. Do đó cha con Vũ Tam Tư vẫn nắm quyền lực trong triều. Cũng năm đó, một loạt thân tộc họ Vũ bị giáng tước, trong đó Lương vương Vũ Tam Tư bị giáng làm Đức Lĩnh quận vương, nhưng đồng thời ông cũng được phong làm Tư không, một chức vụ cao thuộc Tam tư (hai chức còn lại là Tư đồ, Tư mã) và Đồng trung thư môn hạ tam phẩm mặc dù ban đầu ông từ chối. Thêm nữa, ông cùng em trai là [[Vũ Du Kỵ]] (phò mã của [[công chúa Thái Bình]]) được Trung Tông ban đan thư thiết khoán, như một bảo đảm rằng họ sẽ được miễn tội chết đến 10 lần.
 
Vũ Tam Tư lại tìm cách liên kết cùng Vi hậu lật đổ các đại thần tham gia đảo chính trước kia. Theo đề nghị của hai người, Trung Tông ban tước vương cho năm vị Tể tướng nhưng kỳ thực tước bớt quyền lực của họ. Tiếp đó, ông còn khuyên Trung Tông khôi phục lại một số chính sách như thời [[ Tắc Thiên]] trước kia.
 
Mùa xuân năm [[706]], Vũ Tam Tư lại tìm cách đẩy ba đại thần [[Kính Huy]], [[Hoàn Ngạn Phạm]], [[Viên Thứ Kỷ]] ra khỏi kinh đô đến làm Thứ sử ở các châu. Không lâu sau, các đại thần [[Hoằng Nông Đàm]], [[Nhiễm Tổ Ung]] và [[Lý Thuyên]] tố cáo một số thân tín của năm tể tướng là [[Vương Đồng Kiểu]], [[Trương Trọng Chi]], [[Tổ Diên Khánh]], [[Chu Cảnh]]... có âm mưu giết Tam Tư và phế Vi hậu, do đó các đại thần này bị xử tử. Năm đại thần tham gia đảo chính ngày càng thất thế trước Vũ Tam Tư. Sau đó, Tam Tư và Vi hậu tố cáo năm người đứng sau âm mưu này. Ngoài ra biết việc Trung Tông vì sĩ diện mà không muốn nghe việc Vi hậu ngoại tình, nên sai thân tín giả danh bọn Trương Giản Chi tố cáo Vi hậu khiến Trung Tông càng giận hơn, và năm vị vương gia bị đày ra các châu xa hơn và vĩnh viễn không thể trở về triều đình được nữa. Ông lại phái [[Chu Lợi Trinh]] đến Lĩnh Nam để bí mật giám sát năm người này, và sau cùng [[Trương Giản Chi]], [[Thôi Huyền Vĩ]] bệnh chết; ba đại thần còn lại cũng bị giết một cách tàn nhẫn.
 
Đầu năm [[707]], trong nước có hạn hán, Trung Tông cử Vũ Tam Tư và [[Vũ Du Kỵ]] đến lăng mộ của [[Đường Cao Tông]] và [[ Tắc Thiên]] để cầu mưa. Nhân đó Tam Tư xin khôi phục lại lăng tẩm của tổ tiên họ Vũ là Ân miếu và hai lăng Hạo, Thuận; Trung Tông chuẩn y. Bấy giờ Vũ Tam Tư lộng quyền khuynh đảo triều chính chẳng khác gì [[Tư Mã Ý]] đời [[nhà Ngụy]], ông thường nói rằng
:''Ta không cần biết trong thiên hạ này ai có danh tiếng là người tốt. Ta chỉ cần biết ai đối đãi với ta tốt thì là người tốt, ai xử tệ với ta thì là kẻ ác''.