Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Lực lượng Dân sự chiến đấu”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n replaced: ==Lược sử hình thành== → ==Lịch sử hình thành== using AWB
Dòng 19:
Chương trình Dân sự Chiến đấu do [[CIA]] đề xướng vào đầu năm 1961 nhằm đối phó với sự bành trướng ảnh hưởng của Việt Cộng tại [[Tây Nguyên|Cao nguyên Trung phần miền Nam Việt Nam]].<ref>{{chú thích sách|title=Learning to Eat Soup With a Knife: Counterinsurgency Lessons from Malaya and Vietnam|author=[[John Nagl]]|publisher=University of Chicago Press|year=2005|isbn=9780226567709|page=128}}</ref> Khởi đầu ở làng Buôn Enao, một toán A thuộc [[Quân đội Hoa Kỳ|Lực lượng Đặc biệt Mỹ]] (Biệt kích Mũ Nồi Xanh) di chuyển vào làng và thành lập Trung tâm Phát triển Khu vực. Tập trung vào việc Phòng vệ Địa phương và hành động dân sự, các nhóm Biệt kích quân đã góp phần lớn vào công tác huấn luyện và tổ chức nhân lực ban đầu. Dân làng được người Mỹ huấn luyện và vũ trang nhằm mục tiêu bảo vệ làng trong hai tuần, trong khi Lực lượng Xung kích Dân sự Chiến đấu được địa phương hóa tiếp nhận huấn luyện và trang bị vũ khí tốt hơn và đóng vai trò như một Lực lượng phản ứng nhanh đánh trả lại các cuộc tấn công của Việt Cộng. Đại đa số các trại Dân sự Chiến đấu lúc đầu do cư dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số trong cả nước phụ trách (đặc biệt là người Thượng), họ không thích cả hai miền Bắc và Nam Việt Nam và do đó đã nhanh chóng làm theo lời các cố vấn Mỹ. Chương trình tỏ ra thành công vang dội, cứ mỗi lần một ngôi làng được bình định thì nó lại đóng vai trò như một trại huấn luyện cho các ngôi làng tại địa phương khác.
 
Tháng 9 năm 1962, Bộ chỉ huy Lực lượng Đặc biệt (Biệt kích Mỹ tại Việt Nam) được thành lập, trực thuộc [[Bộ chỉ huy Viện trợ Quân sự Mỹ tại Việt Nam|Bộ Tư lệnh Phái bộ viện trợ quân sự Mỹ tại Việt Nam]] (MACV). Tính đến tháng 10 năm 1962, có tất cả hai mươi bốn toán Biệt kích Mỹ hoạt động trên lãnh thổ miền Nam Việt Nam. Tháng 11 năm 1962, Lực lượng Biệt kích Mỹ tại Việt Nam được tổ chức gồm Bộ chỉ huy (C), ba ban chỉ huy (B) và 26 toán (A). Ngoài ra, còn có Bộ chỉ huy Trung tâm đặt tại Sài Gòn. Bộ chỉ huy (C) không đơn thuần chỉ huy, điều hành mà làm chức năng như là Bộ Tư lệnh Binh chủng của Lực lượng Đặc biệt ở chiến trường Việt Nam. Tháng 2 năm 1963, Bộ chỉ huy Lực lượng Đặc biệt Mỹ từ [[Sài Gòn]] rời đi [[Nha Trang]] vì Thành phố này nằm ở khoảng giữa từ [[Vĩ tuyến 17 Bắc|Vĩ tuyến 17]] đến [[Nam bộ]], rất thuận tiện cho việc điều hành các toán Biệt kích nằm rải rác khắp miền Nam Việt Nam. Ngoài ra, Nha Trang lại nằm trên bờ biển, thuận lợi cho việc tiếp nhận vũ khí, trang thiết bị viện trợ đến từ [[Okinawa]]; lại có sân bay và hệ thống đường bộ rất tiện cho việc vận chuyển tiếp tế hậu cần.
 
Từ tháng 12 năm 1962 đến tháng 2 năm 1963, Bộ chỉ huy Lực lượng Biệt kích Mỹ đảm đương hoàn toàn việc chỉ huy mọi hoạt động của các toán Biệt kích tại Việt Nam. Vào thời điểm đó các toán Biệt kích Mỹ đã thiết lập những trại Dân sự Chiến đấu trên khắp bốn Vùng Chiến thuật của Quân lực Việt Nam Cộng hòa và trực tiếp chỉ huy các toán Biệt kích. Các toán Biệt kích được lâm thời tổ chức trên cơ sở tạm thời điều động quân của Liên đoàn 1 (từ Okinawa); hai Liên đoàn 5, 7 Biệt kích (từ Fort Bragg, [[North Carolina]]). Đến tháng 12 năm 1963, các toán Biệt kích Mỹ phối hợp với Lực lượng Biệt kích của Quân lực Việt Nam Cộng hòa đã được huấn luyện và trang bị, gồm 18.000 quân thuộc Lực lượng Xung kích; 43.000 quân thuộc lực lượng [[Phòng vệ dân sự]].