Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Nghìn lẻ một đêm”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
bổ sung thông tin về Nghìn lẻ một ngày
Dòng 199:
* [[Nightwish]], ''Sahara'' (2007)
* [[Abney Park (band)]], ''Scheherazade'' (2013)
 
== Nghìn lẻ một ngày ==
Bộ truyện A Rập ''Nghìn lẻ một đêm'' và bộ truyện Ba Tư ''Nghìn lẻ một ngày'' có thể coi như hai anh em sinh đôi. Không chỉ bởi tên sách và thời gian ra đời của chúng: Mười tập ''Nghìn lẻ một đêm'' do nhà Đông phương học Antoine Galland chuyển từ tiếng A Rập sang tiếng Pháp ra mắt bạn đọc từ năm 1704 đến năm 1711 tại Paris- sau khi ông mất, còn ra thêm hai tập nữa. Năm tập của ''Nghìn lẻ một ngày'' do một nhà Đông phương lỗi lạc khác là Francois Pétis De La Croix thực hiện từ nguyên bản tiếng Ba Tư, được xuất bản cũng tại Paris từ năm 1710 đến năm 1712.
 
Bối cảnh trong Nghìn lẻ một ngày là một bà vú nuôi kể chuyện theo yêu cầu của một vua cha. Bà tự nguyện l{m người kể chuyện hầu nàng công chúa mắc một chứng bệnh điên khùng: ghét đ{n ông tới mức bày cách hãm hại những chàng hoàng tử bất hạnh đam mê sắc đẹp của nàng dám cả gan đến ngỏ lời cầu hôn. Bà nhũ mẫu tự đề ra nhiệm vụ: qua các chuyện kể của mình, chứng minh người trần mắt thịt cũng như các vị thần linh có phép màu biến hoá, không thiếu những mối tình chung thủy; không thiếu những chàng trai bất chấp thăng trầm một lòng thủy chung với người tình: ''"trong đời chỉ nên yêu một lần, song đã yêu thì yêu đến trọn đời".'' Bà phải kể sao cho chuyện sau hấp dẫn hơn chuyện trước, để nàng công chúa cưng không chán, tiếp tục nghe kỳ đến lúc khỏi bệnh và chịu đi tìm người làm chồng mới thôi.
 
Cũng như [[Nghìn lẻ một đêm|''Nghìn lẻ một đêm'']]'','' bộ ''Nghìn lẻ một ngày'' được đưa vào giáo trình văn học bậc trung học phổ thông ở Pháp từ thế kỷ 18, và gợi đề tài, cảm hứng cho nhiều bậc tài danh sáng tạo những công trình văn học, nghệ thuật xuất sắc.
 
Trong Lời giới thiệu do chính F.P. De La Croix viết năm 1710 và in ở đầu tập I, ông khẳng định bộ sách của mình được dịch từ tác phẩm của tu sĩ Mocles mà ông có dịp giao du năm 1675 khi đang làm việc ở thành phố Ispahan (Ba Tư). Tác phẩm ấy được tu sĩ Mocles dịch từ một bản tiếng Thổ Nhĩ Kỳ, nhan đề ''Al-farage badal-shidda,có'' nghĩa ''Niềm vui sau nỗi buồn,'' mà F.P. De La Croix nói "Thư viện Hoàng gia của ta (Pháp) cũng có lưu trữ một bản".
 
Ngay từ cuối thế kỷ 18, đã có ý kiến nghi ngờ lời giới thiệu của De La Croix. Trong một chuyến sang Pháp, nhà Đông phương học người áo là J. de Hammer (1774-1856) th}n h{nh đến Thư viện hoàng gia đào bới. ông tuyệt nhiên không nhìn thấy nguyên bản ''Niềm vui sau nỗi buồn'' của tu sĩ Mocles. ông đi tới kết luận Lời nói đầu của De La Croix cũng là một "truyện kể".
 
Câu chuyện trở thành một vụ án văn chương. F.P. De La Croix bị các nhà nghiên cứu văn học cổ đại phê phán nặng nề về sự không trung thực. Lý do? Chắc hẳn, như lời nhà nghiên cứu J.A.S. Collin dễ Plancy nói trong lời nói đầu bộ ''Nghìn lẻ một ngày'' tái bản năm 1826 , "De La Croix sợ nếu nói thật mình là tác giả, có thể ảnh hưởng đến thành công của các truyện kể trước bạn đọc, vì ngườiCpó lẽ do De La Croix sợ nếu nói thật mình là tác giả, có thể ảnh hưởng đến thành công của các truyện kể trước bạn đọc, vì người Pháp xưa nay vẫn chuộng các bản dịch từ tiếng nước ngoài hơn các kiệt tác trong nước.
 
Tuy nhiên, ngay thời bấy giờ, đã có không ít người lên tiếng bênh vực De La Croix, khẳng định giá trị độc đáo của bộ ''Nghìn lẻ một ngày.'' Ngày nay, sau bao công trình nghiên cứu, nhà Đông phương học Phí Sebag đã có đủ cơ sở để khẳng định: phần lớn các truyện kể trong bộ ''''Nghìn lẻ một ngày'''' dựa vào bản cuốn sách viết tay bằng tiếng Thổ Nhĩ Kỳ nhan đề ''''Al- Farage bao al-shidda'''' có nghĩa ''''Niềm vui sau nỗi buồn.'''' Đây là một tập gồm bốn mươi truyện kể, dịch từ tiếng Ba Tư sang. Những bản viết tay ấy, vào cuối thế kỷ XVII có ở Thư viện Hoàng gia Pháp, và De LaCroix có thể tìm đọc bộ sách ở đấy.
 
Về dung lượng, bộ ''Nghìn lẻ một ngày'' dài chỉ bằng một nửa người anh sinh đôi của nó: ''[[Nghìn lẻ một đêm]].''
 
== Chú thích ==