Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Tính Không”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n →‎Tính Không trong Phật giáo Tây Tạng: replaced: nguyên lí → nguyên lý (3) using AWB
Dòng 31:
:Long Thụ ứng đáp kháng biện này thế nào? (''Trung quán luận'' XXIV.20)
::''Nếu tất cả những thứ [hiện tượng] này không trống rỗng, thì không có sinh, không có diệt; từ đó có thể suy ra rằng, đối với các ngươi [đại biểu của học thuyết tồn tại bởi tự tính], [[Tứ diệu đế]] không tồn tại.''
:Long Thụ đảo ngược luận điểm của đại biểu chấp vào tồn tại trên cơ sở tự tính thành luận điểm đối nghịch: Chính trong một hệ thống không thừa nhận Tính không của hiện tượng thì hoàn toàn không có hiện tượng nào có thể tồn tại. Sư còn nói thêm là đối thủ không hiểu ý nghĩa Tính không cách tuyệt một tự tính (''emptiness of inherent existence''). Như vậy, một hệ thống có quan điểm là các hiện tượng trống rỗng, vô tự tính — hệ thống này có thâm ý gì với lời trần thuật này? Cơ bản thì '''Tính không có nghĩa là Duyên khởi'''. Để chứng minh Tính không cách tuyệt một tự tính của các hiện tượng, Long Thụ đưa ra luận điểm là chúng xuất hiện trên cơ sở duyên khởi. Để chứng minh Tính không, sư không nói các hiện tượng không có khả năng thực hiện những cơ năng của chúng. Hoàn toàn ngược lại: Sư thừa nhận nguyên duyên khởi và lấy nó làm cơ sở để chứng minh Tính không cách cách tuyệt một tự tính của các hiện tượng. Các hệ thống khác không quan niệm một Tính không cách tuyệt một tự tính; mà hơn nữa, họ quan niệm là các hiện tượng tồn tại trên cơ sở tự tính. Nhưng nếu quả thật như vậy thì các hiện tượng phải tồn tại một cách tự lập, tự khởi không tùy thuộc — và sự việc này đối nghịch với tính hệ thuộc vào nhân duyên của chúng. Theo đó thì những hệ thống này sa lạc vào mâu thuẫn, không đảm bảo được nguyên duyên khởi. Nhưng, nếu nguyên duyên khởi không được đảm bảo nữa thì tất cả những quy định của các hiện tượng trong vòng sinh tử và niết-bàn — bất cứ tốt, xấu — đều mất giá trị. Thế nhưng, tất cả các trường phái đều nhấn mạnh giáo lí duyên khởi; họ xác nhận là những hiện tượng có ích và tai hại đều có những nguyên nhân và hậu quả đặc định. Họ không thể nào phủ định sự việc này được. Vì những sự thật hiển hiện này mà họ cũng nên xác nhận rõ ràng Tính không cách tuyệt một tự tính của các hiện tượng.
:Thế nào là "Trung"? Trung là trung dung, nằm ngoài hai cực biên trường tồn và đoạn diệt. [Như thế thì nó đích thật là khoảng giữa, nơi tồn tại của các hiện tượng.] Kinh luận trình bày chính xác ý nghĩa Trung dung như nó đích thật là được gọi là kinh luận của Trung đạo; và một tâm thức nhận biết được tính Trung dung này được gọi là Trung quán...
</div>