Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Nguyễn Hiến Lê”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
sửa lại ngôn từ
n →‎Cuộc đời: replaced: kí, → ký, using AWB
Dòng 25:
Những năm trước [[1975]] và cả trong thời gian sau này, Nguyễn Hiến Lê luôn là một cây bút có tiếng, viết miệt mài và là một nhân cách lớn.
 
Trong đời cầm bút của mình, đến trước khi mất, ông đã xuất bản được hơn một trăm bộ sách, về nhiều lĩnh vực: [[văn học]], [[ngôn ngữ học]], [[triết học]], tiểu luận phê bình, [[giáo dục]], [[chính trị]], [[kinh tế]], gương danh nhân, du , dịch tiểu thuyết, học làm người... Tính ra, số bộ sách của ông được xuất bản gần gấp 1,5 lần số tuổi của ông và tính từ năm ông bắt đầu có sách in (đầu thập niên [[thập niên 1950|1950]]), trung bình mỗi năm ông hoàn thành ba bộ sách với 800 trang bản thảo có giá trị gửi tới người đọc.
 
Trong một số tác phẩm của mình, Nguyễn Hiến Lê đề [[bút danh]] '''Lộc Đình'''. Ông kể: ''"gần ngõ Phất Lộc có một cái đình không biết thờ vị thần nào mà kiến trúc rất đơn sơ. Hai cánh cửa gỗ luôn đóng kín, trên mái cổng tam quan có đắp một bầu rượu khá lớn nằm giữa hai con rồng uốn khúc châu đầu vào. Thuở bé, tôi được theo bà ngoại vào đình mấy lần, tôi thấy bên trong là một khoảng sân rộng vắng ngắt. Tuy vậy, mà quang cảnh lạnh lẽo trầm mặc thâm u của ngôi đình bỗng nhiên len sâu trong tâm tư tôi những khi ngồi học trong lớp, hoặc những khi tôi đến chơi nơi nào đông vui là tôi lại chạnh nghĩ đến ngôi đình, nhớ đến bà ngoại tôi. Nhất là sau ngày cha tôi và bà ngoại tôi vĩnh viễn ra đi trong cái ngõ hẹp tối tăm ấy..."'' và ''"Bút danh Lộc Đình tôi dùng ký dưới một bài văn ngắn từ hồi trẻ... Lộc là ngõ Phất Lộc, còn Đình là cái đình ấy."''