Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Quận”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dòng 2:
 
==Lược sử==
Danh xưng "quận" (chữ Hán: 郡) được sử dụng để chỉ đơn vị hành chính đầu tiên ở [[nước Tần]] cuối thời kỳ [[Chiến Quốc]], sau [[Biến pháp Thương Ưởng]]. Ban đầu, quận mang ý nghĩa như một đơn vị hành chính quân sự ở vùng biên cương, khác với huyện chỉ đơn thuần là những đơn vị hành chính nội địa. Sách [[Sử ký]] có ghi chép thời [[Tần Vũ vương]], Tả thừa tướng [[Cam Mậu]] đánh chiếm đất Nghi Dương của [[nước Hàn]], đặt thành quận huyện.
 
Khi [[Tần Thủy Hoàng]] thống nhất [[Trung Quốc]], đã xóa bỏ chế độ phong kiến từ của [[nhà Chu]], chia toàn quốc thành 36 quận, sau tăng lên thành 40 quận. Dưới cấp quận là huyện. [[Nhà Hán]] kế thừa phân cấp hành chính này (nhà Hán còn thành lập "quốc" để phong cho các hoàng thất chư hầu, nên còn gọi là "chính sách Quận - Quốc"), từ đó lan dần đến các quốc gia ảnh hưởng lịch sử văn hóa Hán như Nhật Bản, Triều Tiên và Việt Nam. Tuy nhiên, từ nhà Đường về sau, danh xưng "quận" không còn được sử dụng để chỉ đơn vị hành chính. Thời Tống, dân gian đôi khi vẫn dùng danh xưng "quận" để chỉ đơn vị hành chính cấp châu. Thời Minh - Thanh, giới sĩ nhân thường dùng danh xưng "quận" để chỉ đơn vị hành chính cấp phủ.