Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Xung đột biên giới Thái Lan-Campuchia 2009”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n →‎Thương thảo: sửa chính tả 3, replaced: Quốc Gia → Quốc gia using AWB
n replaced: tháng 4, 20 → tháng 4 năm 20, tháng 3, 20 → tháng 3 năm 20, tháng 3 20 → tháng 3 năm 20 using AWB
Dòng 19:
 
==Campuchia cáo buộc binh sĩ Thái Lan xâm nhập lãnh thổ==
Vào Thứ Tư, 25 tháng 3, năm 2009, theo các quan chức Campuchia, khoảng 100 binh sĩ Thái Lan có vũ trang đã xâm nhập vào sâu bên trong lãnh thổ Campuchia khoảng 1 km, cách ngôi đền tranh chấp cổ Preah Vihear khoảng 2 km. Binh sĩ Thái Lan đã rút khỏi khu vực trên sau khi có cuộc nói chuyện giữa các chỉ huy Campuchia và Thái Lan. Chỉ huy quân đội Campuchia, ông Yim Pim nói: "Binh sĩ Thái Lan sau đó đã rút khỏi khu vực này. Không có đụng độ quân sự trong thời gian đối đầu".
 
Trong diễn biến ngắn ngủi này, một binh sĩ Campuchia nói tình hình rất "nóng". Tất cả lực lượng quân đội Campuchia tại khu vực này đã ở trong tình trạng báo động và sẵn sàng chiến đấu. Tuy nhiên, quân đội Thái Lan đã phủ nhận cáo buộc này. Phía Thái Lan cho rằng họ chỉ duy trì một số ít binh sĩ tại một khu vực tranh chấp nơi mà binh sĩ hai bên đã cắm chốt kể từ xảy ra đụng độ hồi tháng 10 năm 2008. Các cuộc thương lượng sau đó không đưa ra được thỏa thuận nào mang tính đột phá. Hai bên đồng ý thành lập các nhóm tuần tra chung để tránh gây phức tạp thêm tình hình. Tư lệnh quân đội Thái Lan phụ trách khu vực đông bắc, Thiếu tướng Wiboonsak Neeparn nói: "Quân đội cả hai bên đang có mặt trong khu vực tranh chấp và chúng tôi đã không vượt biên giới sang lãnh thổ Campuchia".
 
==Campuchia cảnh cáo Thái Lan==
Vào Thứ Ba, 31 tháng 3 năm 2009, [[Thủ tướng Campuchia]] [[Hun Sen]] cảnh báo rằng giao tranh sẽ nổ ra nếu binh sĩ Thái Lan vượt biên giới sang. "Tôi nói trước với các vị, nếu các vị thâm nhập lãnh thổ Campuchia một lần nữa, chúng tôi sẽ đánh.<ref>http://www.bt.com.bn/en/asia_news/2009/04/01/cambodia_warns_thailand_over_border_dispute</ref> Binh sĩ ở biên giới đã nhận được lệnh đó rồi. Tôi là nhà lãnh đạo Campuchia, được dân bầu chứ không phải lên nắm quyền bằng việc cướp quyền", Hun Sen nói và ngụ ý về tình hình bất ổn chính trị tại Thái Lan.<ref>http://www.nst.com.my/Tuesday/NewsBreak/20090331203015/Article/index_html</ref>
 
==Giao tranh tại biên giới==
Vào sớm Thứ Sáu, 3 tháng 4, năm 2009 các binh sĩ Thái Lan và Campuchia nã đạn bằng súng [[đại liên]] và phóng lựu vào nhau dọc theo khu vực biên giới, và làm tăng sự căng thẳng ở nơi lâu nay vẫn có sự tranh cãi về chủ quyền đền Preah Vihear.<ref>{{chú thích web | url = http://www.guardian.co.uk/world/2009/apr/03/cambodia-thailand-border-battle | tiêu đề = Troops exchange gunfire along the border of Cambodia and Thailand | author = | ngày = | ngày truy cập = 4 tháng 11 năm 2015 | nơi xuất bản = the Guardian | ngôn ngữ = }}</ref> Một ngày trước đó, một binh sĩ Thái Lan đã mất một chân vì đạp phải mìn trong khu vực này. Tuy nhiên các giới chức quân sự Thái Lan và Campuchia đã không đồng ý với nhau là người lính này đạp mìn ở phía nào của biên giới.
 
Trong cuộc nổ súng thứ nhất, phía Campuchia đã bắn vào một toán quân Thái khoảng 60 người khi họ tiến vào lãnh thổ Thái Lan, gây ra một trận đánh kéo dài khoảng 10 phút, theo Yim Kheang, một cấp chỉ huy Campuchina ở biên giới, không có tổn thất nào trong lần này. Trong vụ chạm súng thứ nhì, theo phía Cam Bốt, lính Thái đã bắn súng phóng lựu vào lãnh thổ của họ. Phía Thái Lan bác bỏ lời tố cáo này. Một khu chợ Cam Bốt nằm gần biên giới đã bị cháy vì đạn của Thái Lan nhưng chợ không mở lúc đó nên không có ai bị thương, theo các binh sĩ Cam Bốt. "Phía Cam Bốt đã bắn súng phóng lựu và súng cá nhân về phía chúng tôi," theo lời ông Tharit. "Ðiều này đã gây ra một số tổn thất cho phía Thái Lan."