Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Cộng đồng Năng lượng nguyên tử châu Âu”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n →‎Liên kết ngoài: Alphama Tool
n →‎Lịch sử: replaced: cả 2 → cả hai using AWB
Dòng 33:
 
== Lịch sử ==
Việc [[Cấm vận Dầu năm 1967]] đã cắt giảm phần lớn tiếp liệu năng lượng cho châu Âu, khiến cho tình trạng thiếu hụt năng lượng trở nên trầm trọng. Do đó [[Nghị viện châu Âu]] đã đề nghị mở rộng năng lực của [[Cộng đồng Than Thép châu Âu]] để bao gồm cả các nguồn năng lượng khác. Tuy nhiên [[Jean Monnet]], kiến trúc sư và Chủ tịch của [[Cộng đồng Than Thép châu Âu]], lại muốn có một Cộng đồng riêng biệt nhắm vào [[Năng lượng hạt nhân|Năng lượng nguyên tử]]. [[Louis Armand]] được trao trách nhiệm nghiên cứu triển vọng sử dụng [[Năng lượng hạt nhân]] ở [[châu Âu]]. Báo cáo của ông ta kết luận là việc triển khai năng lượng hạt nhân là cần thiết để bù đắp cho việc thiếu năng lượng bởi cạn kiệt các mỏ than và để giảm việc phụ thuộc vào các nước sản xuất dầu. Tuy nhiên các nước [[Benelux]] và [[Đức]] lại thiết tha về việc thiết lập một [[hội nhập kinh tế#Thị trường chung|thị trường chung]] tổng quát, mặc dù bị [[Pháp]] phản đối vì [[chính sách bảo hộ nền công nghiệp trong nước]] của mình, và Jean Monnet nghĩ rằng đó là một nhiệm vụ quá lớn và khó khăn. Cuối cùng, Monnet đề nghị thiết lập Cộng đồng Năng lượng nguyên tử và Các cộng đồng kinh tế riêng biệt để giàn hòa cả 2hai nhóm.<ref>[http://www.ena.lu?lang=2&doc=5599 1957-1968 Successes and crises] [[European NAvigator]]</ref>
 
Hội nghị liên chính phủ về [[Hội nhập kinh tế#Thị trường chung|Thị trường chung]] và Cộng đồng Năng lượng nguyên tử châu Âu tại [[Lâu đài Val Duchesse]] ([[Bỉ]]) năm 1956 đã soạn thảo các nét chính cần thiết của các hiệp ước mới. Euratom sẽ tăng cường việc hợp tác trong lãnh vực hạt nhân, và cùng với Cộng đồng kinh tế châu Âu, dự phần vào [[Nghị viện châu Âu]] và [[Tòa án Cộng đồng châu Âu]] của Cộng đồng Than Thép châu Âu, nhưng không dự phần vào các quyền hành pháp của nó. Euratom phải có Ủy ban riêng của mình, ít quyền hành hơn Cơ quan quyền hành cấp cao của Cộng đồng Than Thép châu Âu và [[Hội đồng châu Âu]]. Ngày 25.3.1957, [[Hiệp ước Roma]] được "6 nước bên trong" ký kết và ngày 1.1.1958 bắt đầu có hiệu lực.<ref>[http://www.ena.lu?lang=2&doc=3054 A European Atomic Energy Community] [[European NAvigator]]</ref><ref>[http://www.ena.lu?lang=2&doc=398 The signing of the Roma Treaties] ENA</ref><ref>[http://www.ena.lu?lang=2&doc=397 Drafting of the Roma Treaties] [[European NAvigator]]</ref>