Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Thượng tọa bộ”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
nKhông có tóm lược sửa đổi
thông tin không nguồn gốc
Dòng 8:
Thượng tọa bộ là chi nhánh lâu đời nhất của [[Phật giáo]].<ref>Sherab Chodzin Kohn. ''Cuộc đời Đức Phật'', trang 149-150. Shambhala Publications, 1993.</ref> Từ này có nguồn gốc từ [[Sanskrit]] "''[[sthaviravada]]''", và nghĩa đen có nghĩa là "giáo lý của bậc Trưởng Lão". Đó là phái tương đối bảo thủ, và theo như tiến sĩ [[Rupert Gethin]], giáo phái này gần với Phật giáo ban đầu hơn là các giáo phái truyền thống khác hiện có nay.<ref>Gethin, Rupert. ''Những nền tảng của Phật giáo'', tr.1. Oxford University Press, 1998.</ref> Thượng tọa bộ thừa nhận rằng Thích Ca là một nhân vật lịch sử, một con người và cũng có những hạn chế nhất định của con người như đau lưng, khó chịu với sự ồn ào,...<ref>Minh Chi, "Bàn về các chủ thuyết của các bộ phái", ''Phật học cơ bản'' - Tập II.</ref>
 
Sau [[Đại hội kết tập kinh điển Phật giáo lần thứ ba]], giáo nghĩa của phái này được [[Ma-hi-đà]] truyền tới [[Sri Lanka|Tích Lan]] năm [[250 TCN|250 trước Công nguyên]] và được các cao tăng tại [[Đại tự]] (pi. ''mahāvihāra'') gìn giữ. Về giới luật cũng có một số bất đồng trong nội bộ phái Thượng tọa bộ. Ngày nay Thượng tọa bộ được lưu hành tại các nước [[Ấn Độ]], [[Sri Lanka]], [[Myanma|Miến Điện]], [[Thái Lan]], [[Campuchia]] và [[Lào]], nên còn được gọi là '''Nam tông Phật pháp''' hay '''Phật giáo Nam truyền''', '''Phật giáo Nam Tông'''. Một số đại biểu phái [[Đại thừa]] xuất xứ từ [[Trung Quốc]] còn gọi tông phái này là [[Tiểu thừa]] (bánh xe nhỏ), với ý chỉ rằng người tu theo [[Tiểu thừa]] phương diện độ chúng sanh không rộng lớn bằng [[Đại thừa]] .
 
Phật giáo Thượng tọa bộ được các quốc gia khác nhau và rất nhiều người trên thế giới đi theo, như là: