Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Wikipedia:Thông tin kiểm chứng được”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dòng 29:
Tất cả các bài viết phải tuân theo [[Wikipedia:Thái độ trung lập|quy định về thái độ trung lập]] của Wikipedia, trình bày tất cả các quan điểm đa số cũng như các quan điểm thiểu số nổi bật mà đã được công bố bởi các nguồn đáng tin cậy, theo [[WP:UNDUE|tỷ lệ]] tương đối với mức độ nổi trội của mỗi quan điểm. [[WP:UNDUE|Không cần nhắc đến]] các quan điểm thiểu số quá nhỏ và các lý thuyết ngoài luồng (''[[:en:fringe theory|fringe theory]]''), ngoại trừ trong các bài được dành riêng cho chúng.
 
Nói chung, các nguồn đáng tin cậy nhất là các tạp chí có [[phản biện]] (''peer review'') và các cuốn sách xuất bản tại các nhà xuất bản đại học; sách giáo khoa đại học; tạp chí, tập san, và sách xuất bản tại các nhà xuất bản được kínhuy trọngtín; và các tờtrên báo chínhchí chủ thốnglưu (''mainstream newspaper''). Theo quy tắc ngón tay cái, nếu người ta càng kỹ lưỡng trong việc kiểm tra các sự kiện, phân tích các vấn đề pháp lý, và xem xét các bằng chứng và luận cứ của một tác phẩm, thì tác phẩm đó càng đáng tin cậy.
 
Các ấn phẩm hàn lâm và có phản biện được đánh giá cao và thường là các nguồn đáng tin cậy nhất trong các lĩnh vực chuyên môn, chẳng hạn như lịch sử, y học, và khoa học. Tài liệu từ các nguồn không hàn lâm cũng có thể được sử dụng trong các lĩnh vực này, đặc biệt nếu chúng là từ các ấn phẩm chính thống được kính trọng. Sự phù hợp của một nguồn luôn phụ thuộc vào ngữ cảnh. Khi có sự mâu thuẫn giữa các nguồn, các quan điểm của các nguồn này phải được trình bày rõ ràng trong bài.