Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Họ người Hoa”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n chính tả, replaced: âp → ập
Dòng 6:
 
==Nguồn gốc các họ người Hoa==
Trước thời [[Chiến Quốc]] (thế kỷ thứ V TCN), chỉ có các gia đình quyền thế và tầng lớp tinh hoa quý tộc mới có họ. Theo truyền thống lịch sử '''tính''' (姓) và '''thị''' (氏) có nhiều khác biệt. '''''Tính''''' được các bộ lạc quyền quý sở hữu. Về mặt tổng thể, các ''tính'' này có bộ thủ nữ (女), được xem như là chứng tích của [[chế độ mẫu quyền|xã hội mẫu hệ]], được truyền theo dòng nữ. Một giả thuyết khác của nhà Hán học Léon Vandermeersch dựa trên các quan sát về sự thay đổi tự dạng trong [[giáp cốt văn]] từ thời [[nhà Thương]] tới thời [[nhà Chu]]. Có vẻ như bộ thủ nữ xuất hiện trong các chữ Hán tạo thành trong giai đoạn nhà Chu sau nhà Thương để chỉ tới các nhóm sắc dân hoặc bộ lạc. Với lối tạo chữ này, có lẽ người xưa muốn biểu đạt ý nghĩa "được mẹ sinh ra", khi ở xã hội mẫu hệ, đứa con sinh ra chỉ biết mặt người mẹ nhưng không chắc chắn về nhân thân người cha.<ref name="complexOrigins">< /ref> Tự hình chữ ''tính'' (姓) có thể phản ánh một điều hiện hữu là thời đại nhà Chu, ít nhất là ở thời kỳ đầu, chỉ nó nữ giới (những người vợ đến từ các bộ lạc khác nhau được gã vào họ nhà Chu) được gọi bằng tên bộ lạc mà họ sinh ra, trong khi nam giới được gọi bằng danh xưng hoặc thái ấp của họ.
 
Trước triều đại [[Nhà Tần]] (thế kỷ thứ III TCN), Trung Hoa là một chế độ phong kiến rộng lớn. Khi đó, '''''thị''','' xuất hiện lần đầu vào thời [[nhà Chu]], đánh dấu sự hình thành chế độ phụ hệ trong nền văn hóa Trung Hoa và cấu trúc xã hội trở nên phức tạp hơn. Cùng một tính sẽ có nhiều thị khác nhau, tức là, thị ra đời để đáp ứng nhu cầu phân biệt giữa những người chung một tính. Trong giai đoạn này, một người xuất thân quyền quý sẽ vừa mang ''thị'' vừa mang ''tính''. Ví dụ, các vua và hoàng thân [[Trịnh (nước)|nước Trịnh]] vốn mang tính là [[Cơ (họ)|Cơ]] (姬), sau lấy tên nước là [[Trịnh (họ)|Trịnh]] (鄭) làm thị của mình để phân biệt với những người cũng có tính là Cơ khác.<ref name="complexOrigins">{{Chú thích web|url=http://www.scmp.com/magazines/post-magazine/long-reads/article/2046955/complex-origins-chinese-names-demystified|title=The complex origins of Chinese names demystified|date=2016-11-18|accessdate=2017-05-20|website=South China Morning Post|publisher=South China Morning Post|author=WEE KEK KOON}}</ref>
Dòng 121:
Trong số hàng ngàn họ đã được nhận dạng từ các thư tịch lịch sử trước thời hiện đại, hầu hết chúng đã biến mất (xem [[sự biến mất họ người]]) hoặc giản lược hóa. Suốt chiều dài lịch sử, Trung Hoa có xấp xỉ 12.000 họ đã được ghi nhận (bao gồm cả những họ của những người không phải sắc tộc Hán), tuy nhiên chỉ có khoảng 3.100 họ vẫn còn tiếp tục sử dụng tới nay,<ref>{{Chú thích web|url=http://www.csmonitor.com/1997/0306/030697.home.home.2.html|title=China's Identity Crisis: Many People, Few Names|date=1997-06-03|accessdate=2017-06-11|website=Christian Science Monitor|publisher=Christian Science Monitor|last=Cook|first=Steven|language=tiếng Anh|trans_title=Khủng hoảng danh tính tại Trung Quốc: nhiều người, ít tên|quote=Thế rồi, tại sao lại có sự thiếu vắng họ? Nguyên nhân là, theo Du Ruofu từ Viện Khoa học Trung Quốc (Chinese Academy of Sciences), mọi xã hội đều kinh qua 'sự thoái hóa' (evolutionary dwindling) về số lượng họ khi những họ ít phổ biến dần tuyệt tích. Bởi vì người Trung Hoa đã bắt đầu có họ từ hàng ngàn năm trước (so với chỉ vài thế kỷ tại nhiều khu vực ở Châu Âu), tác động này trở nên rõ rệt.}}</ref><ref>{{Chú thích|title= O rare John Smith |journal= [[The Economist]] |edition= US |page=32 |date= June 3, 1995 |ref = {{harvid|Economist|1992}} |quote=Only 3,100 surnames are now in use in China [...] compared with nearly 12,000 in the past. An 'evolutionary dwindling' of surnames is common to all societies. [...] [B]ut in China, [Du] says, where surnames have been in use far longer than in most other places, the paucity has become acute. (dịch: Chỉ có 3.100 họ hiện được sử dụng ở Trung Quốc [...] so với gần 12.000 trong lịch sử. Hiện tượng 'thoái hóa' (evolutionary dwindling) về số lượng họ là khá phổ biến trong nhiều xã hội. [...] [Nhưng] ở Trung Quốc, [Du] cho rằng, nơi thời điểm con người bắt đầu sử dụng họ sớm hơn nhiều so với nhiều nơi khác, việc biến mất các họ trở nên sâu sắc hơn.)}}</ref> tương đương với tỉ lệ 75% số họ đã biến mất. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến sự tuyệt tích của các họ này, trong đó có việc người dân cải theo họ của giai cấp thống trị, giản lược hóa về tự dạng, kiêng húy vua chúa, và nhiều nguyên nhân khác. Một ví dụ về việc biến mất họ ở thời hiện đại là sự tuyệt tích của họ có bính âm đọc là ''Shǎn'' (𢒉) vốn dĩ đã rất hiếm.<ref>{{cite web|title=电脑打不出来 山东200村民被迫改姓|url=http://www.epochtimes.com/gb/10/8/15/n2996024.htm|accessdate=30 November 2015}}</ref> Ký tự này đã từng không thể hiển thị trên nhiều hệ máy tính cũ và những người sinh ra sau khi hệ thống thay đổi cũng như nhiều người không thích vướng vào rắc rối đã đổi họ qua chữ khác, ví dụ như chữ Tiển 冼. Đã có những lo lắng rằng các thế hệ sau này có tổ tiên mang các họ này sẽ quên mất nguồn gốc của họ.
 
Trong khi nhiều họ mới xuất hiện với tỉ lệ tăng lên do nhiều nguyên nhân, nhiều họ cũ xưa cũng biến mất. Nguyên nhân chính ảnh hưởng tới tầng suất xuất hiện của một họ là do nhiều người dân tộc khác đã tự nhận mình là người Hán và cải qua họ người Hán.<ref name="du1992">{{Harv|Du et al.|1992}}</ref> Trong nhiều thế kỷ trở lại đây, một số [[họ kép người Hoa|họ kép]] đã trở thành họ đơn do bị bỏ đi một chữ. Kể từ ngày thể chế [[Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa]] thành lâplập và chính sách giản hóa chữ viết được áp dụng, khiến cho nhiều họ bị giản lược tự dạng.
 
85% người Hoa mang [[Danh sách họ người Trung Quốc phổ biến|100]] họ phổ biến nhất, tương đương 5% số họ tồn tại. Ba họ phổ biến nhất Trung Quốc Đại lục là [[Lý (họ)|Lý]], [[Vương (họ)|Vương]] và [[Trương (họ)|Trương]], với tỉ lệ dân số mang các họ này lần lượt là 7,9%, 7,4% và 7,1% và tổng dân số mang 3 họ này là 300 triệu người, hiển nhiên trở thành những họ phổ biến nhất thế giới. Trong tiếng Trung Quốc, thành ngữ "Trương tam, Lý tứ" ({{zh|c={{linktext|張|三|李|四}}|p={{linktext|Zhāng| sān| Lǐ| sì}}}}) được sử dụng để chỉ "ai đó".