Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Romanos I Lekapenos”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n replaced: chôn cất → chôn cất (2) using AWB
Dòng 71:
Tương tự như vậy, Romanos tái lập hòa bình trong giáo hội và vượt qua được những xung đột mới phát sinh giữa [[Roma]] và Constantinopolis bằng việc ban bố ''Đạo luật Hợp nhất Tomos'' vào năm [[920]]. Năm [[933]] Romanos đã tận dụng ngôi vị thượng phụ đang khuyết chỗ để phong cho người con út là [[Thượng phụ Theophylaktos thành Constantinopolis|Theophylaktos]] làm [[thượng phụ Constantinopolis]]. Vị thượng phụ mới này không có chút tiếng tăm nào về lòng mộ đạo và tài sản của giáo hội nhưng ông có thêm thắt vẻ màu mè vào lễ thức của Đông La Mã và là một kẻ say mê chăn ngựa, bị cáo buộc buông bỏ lễ misa chỉ để săn sóc một trong bầy ngựa cái yêu thích của mình ngay khi nó vừa chào đời.
 
Romanos đã hoạt động tích cực trong vai trò là nhà lập pháp về việc ban hành một loạt các đạo luật để bảo vệ địa chủ nhỏ tránh khỏi bị bất động sản của giới quý tộc sở hữu đất (''[[dynatoi]]'') nuốt chửng. Việc cải cách quyền lập pháp có thể đã lấy cảm hứng từ một phần do khó khăn gây nên bởi nạn đói năm 927 và các cuộc nổi dậy nho nhỏ tiếp theo của [[Basileios Tay Đồng]]. Hoàng đế cũng tìm đủ mọi cách gia tăng các loại thuế đánh vào tầng lớp quý tộc và kiến thiết một quốc gia đặt trên nền tảng tài chính an toàn hơn. Romanos còn có thể trấn áp hữu hiệu các cuộc nổi dậy ở một số tỉnh của đế quốc, đáng chú ý nhất là tại Chaldia, [[Peloponnesus]] và [[miền Nam nước Ý]]. Tại kinh thành Constantinopolis, ông cho xây dựng cung điện của mình ở nơi gọi là [[Myrelaion]], gần vùng [[Biển Marmara]]. Bên cạnh đó ông còn kiến tạo một ngôi đã trở thành ví dụ đầu tiên về một nhà thờ [[chôn cất]] tư nhân của một hoàng đế Đông La Mã. Hơn nữa, ông còn dựng lên một tiểu giáo đường hiến dâng lên [[Chúa Kitô Chalkites]] gần [[Cổng Chalke]], cổng vào đồ sộ dẫn tới [[Đại Cung điện Constantinopolis|Cung điện lớn]].
 
===Kết thúc triều đại===
Thời kỳ sau cùng của Romanos được đánh dấu bằng sự chú tâm cao độ của vị hoàng đế già nua về quyền phán xử thiêng liêng và ý thức tội lỗi ngày càng tăng đối với vai trò của ông trong việc soán đoạt ngôi vị từ tay [[Konstantinos VII]]. Lo sợ rằng Romanos sẽ cho phép Konstantinos VII kế vị ngai vàng thay vì họ, hai người con út là Stephenos và Konstantinos đã bắt giam cha mình vào tháng 12 năm 944, mang ông ra đến [[quần đảo Hoàng tử]] và ép buộc ông phải trở thành một [[tu sĩ]]. Khi họ đe dọa đến địa vị của Konstantinos VII, dân chúng Constantinopolis bèn dấy loạn, Stephenos và Konstantinos cùng chịu chung số phận khi bị tước hết quyền hành và lưu đày đến chỗ phụ hoàng. Romanos mất vào tháng 6 năm [[948]], và được [[chôn cất]] như các thành viên khác của gia tộc tại nhà thờ Myrelaion. Đã sống quá lâu dưới mối đe dọa liên tục sẽ bị phế truất của dòng họ Lekapenoi, Konstantinos VII tỏ ra cực kỳ căm ghét họ. Trong quyển sổ tay ''[[De Administrando Imperio]]'' được ông biên soạn dành cho con và người thừa kế của mình là [[Romanos II]], ông không tiếc lời sỉ vả người cha vợ gần đây: "Đức ông Hoàng đế Romanos là một thằng ngốc và là kẻ mù chữ, chẳng được dạy dỗ về cách ứng xử khuôn phép, không theo đúng phong tục tập quán La Mã ngay từ đầu, cũng chẳng có gốc gác cao quý nào cả, và do đó khi làm bất cứ việc gì đều trông phần khiếm nhã và độc đoán hơn... về niềm tin của ông thì thô kệch, cố chấp, không biết cái nào là tốt và không muốn tuân theo những gì là đúng đắn và phù hợp."<ref>{{chú thích sách| title = Cambridge History Byzantine Empire| editor = Jonathan Shepard| page = 39| url = http://pt.scribd.com/doc/43932713/Cambridge-History-Byzantine-Empire-Unknown| accessdate = ngày 2 tháng 8 năm 2011}}</ref>
 
==Gia đình==