Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Quân hàm”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 36:
Khi [[Đế quốc Mông Cổ]] tan rã, ở các nước phương Đông, hệ thống cấp bậc không có gì tiến triển. Họ đã có hệ thống cấp bậc võ quan ''Cửu phẩm'' với 18 bậc, vốn chịu ảnh hưởng lâu đời của Trung Hoa. Ngược lại, ở các nước phương Tây, họ học hỏi nhiều từ cách thức tổ chức của Mông Cổ, đã dần hình thành hệ thống cấp bậc quân sự riêng, tách rời với hệ thống tước vị, hoặc chức vụ phong kiến.
 
===Sự hình thành một số danh xưng cấp bậc phương Tây===
===Những thông lệ hiện đại===
* '''Thống chế''' (''Marshal, Maréchal'')
 
Thời Trung Cổ, quân đội của các vị vua được giao cho các ''Constable'' (tiếng Pháp: ''Connétable'') chỉ huy. Đến lượt mình, các ''constable'' thường được phụ tá bởi các ''field marshal'' (tiếng Pháp: ''maréchal de camp''). Do nguồn gốc của từ ''constable'' có từ ''comes stabuli'' trong [[tiếng Latin]], dùng để chỉ những người phụ trách chăm sóc ngựa cho các lãnh chúa<ref name="kofk">p103, Bruce, Alistair, ''Keepers of the Kingdom'' (Cassell, 2002), ISBN 0-304-36201-8</ref><ref name="eb">[http://www.britannica.com/eb/article-9025958/constable Constable], Encyclopedia Britannica online</ref> (''quản mã''), sau dần phát triển lên thành một cấp bậc dành cho các nhân viên cao cấp trong quân sự thời Trung Cổ, cấp bậc ''Marshal'' cũng rũ bỏ được quá khứ "phò mã" của mình để trở thành một trong những cấp bậc cao cấp nhất trong quân đội.
 
* '''Trưởng quan''' (''Captain, Capitaine'')
Danh xưng này phát xuất từ việc các lãnh chúa gửi những đội quân, thường được gọi là các ''company'' để nhập vào với đội quân của hoàng đế. Người chỉ huy một company được gọi là '''Captain'', có nguồn gốc từ ''capitaneus'' trong tiếng Latin, có nghĩa là "trưởng quan".
 
* '''Phó quan''' (''Lieutenant'')
Danh xưng này có nguồn gốc từ tiếng Pháp là ''"lieu tenant"'', có nghĩa là "người phụ trách một phần", phụ tá cho chỉ huy, nhưng ở một phần việc nào đó chuyên biệt, hoặc chỉ phụ trách một đơn vị nhỏ trong một company, gọi là ''platoon''. Sơ khai
 
* '''Hiệu quan''' (''Ensign'')
Cấp bậc này có nguồn gốc từ binh sĩ cầm cờ hiệu (''signum'') trong [[Lê dương La Mã|quân đội La Mã]]. Đây là một binh sĩ đặc biệt có mức lương gấp hai lần lương cơ bản. Về sau hình thành nên một trong những cấp bậc sĩ quan sơ cấp.
 
* '''Sĩ quan''' (''Sergeant, Sergent'')
Nguyên thủy danh xưng xuất phát từ trong tiếng Latin ''serviens'', có nghĩa là "những người phục vụ". Họ là những binh sĩ do các trưởng quan tuyển dụng và trả lương để làm những công việc chuyên biệt cho vị trưởng quan đó, như phụ trách tuyển dụng, cần vụ, thư ký, tham mưu... Chính truyền thống này mà nảy sinh rất nhiều cấp bậc Sergeant trong quân đội các nước phương Tây.
 
* '''Tướng quan''' (''General'')
Bước vào hậu kỳ thời Trung Cổ, lực lượng quân đội bắt đầu được mở rộng hơn, đông hơn, và từ đó hình thành các cấp bậc chỉ huy đại đơn vị. Bắt đầu từ nước Pháp, các hoàng đế thường phái một nhân viên cao cấp được gọi là ''“lieutenant du roi”'', đến thay mặt hoàng đế chỉ huy việc quân sự ở địa phương. Vị này thường được gọi là ''lieutenant general'' để phân biệt với các lieutenant khác, vốn quyền hạn thấp hơn nhiều. Từ đó phát sinh thêm chức danh ''captain general'' để chỉ vị trưởng quan của một đại đơn vị. Nhân viên Sergeant phụ trách tham mưu cho Captain General theo đó có tên gọi là ''sergeant-major general''. Theo thời gian, cấp bậc Captain General chỉ còn là ''full General'' hoặc đơn giản là ''General'' và Sergeant-major General trở thành ''Major General''. Điều này cũng lý giải vì sao cấp bậc ''Major'' về sau này được xếp cao hơn cấp bậc ''Lieutenant'' nhưng cấp bậc Major General lại xếp thấp hơn Lieutenant General.
 
* '''Đoàn trưởng''' (''Colonel'')
Khoảng cuối thế kỷ 16, theo nhu cầu chiến thuật tác chiến lớn, tổ chức đơn vị nhỏ company không còn phù hợp, vì vậy, một hình thái tổ chức đơn vị lớn hơn, tập hợp nhiều company, gọi là ''regiment'' ra đời. Người chỉ huy một regiment được gọi là ''colonel'', có thể xuất phát từ danh xưng ''coronellos'', "những chỉ huy của Hoàng đế" trong tiếng Tây Ban Nha, hoặc biến âm từ ''column'' (cột) trong tiếng Anh bởi đội hình vuông vức của regiment.
 
Sự biến đổi này cũng dẫn đến sự hình thành của cấp bậc Lieutenant Colonel. Sergeant phụ trách tham mưu cho Colonel theo đó có tên gọi là ''sergeant-major''. Tuy nhiên, theo thời gian thì cấp bậc này lại đơn giản thành ''Major'', trở thành cấp bậc xếp thứ 3 sau Colonel và Lieutenant Colonel trong đội hình regiment.
 
Trong tiếng Đức, thường dùng danh xưng ''Oberst'' để chỉ vị chỉ huy cao hơn trong regiment. Cấp bậc liền sau được Đức hóa thành ''Oberstleutnant''. Trong quân đội Nga, đội hình regiment được Nga hóa thành đội hình ''полк'' (nghĩa là "đội hình khối vuông") và vị chỉ huy được gọi là ''Полковник''.
 
* '''Lữ trưởng''' (''Brigadier'')
Danh xưng này ra đời cùng với sự hình thành của tổ chức đơn vị hợp thành ''brigada'', do chính Hoàng đế [[Gustav II Adolf]] của [[Thụy Điển]] sáng tạo ra vào đầu thế kỷ 17. Đây là một đơn vị hợp thành từ nhiều đơn vị regiment hỗn hợp, gồm cả bộ binh, pháo binh và kỵ binh. Người chỉ huy một brigada được gọi là ''Brigadier General'' hoặc ngắn gọn là ''Brigadier''.
 
===Nguồn gốc danh xưng cấp bậc trong tiếng Việt===
 
Quân hàm của quân đội các nước nói chung không hoàn toàn tương đương với nhau. Một số quân đội có quân hàm cấp [[Nguyên soái]]([[Thống chế]] hoặc [[Thống tướng]]) mà một số quân đội khác không có. Các cấp [[Thượng tướng]], [[Thượng tá]], [[Thượng úy]] của [[quân đội Việt Nam]] hiện nay lại không tồn tại trong quân đội nhiều nước. Cấp [[Chuẩn tướng]], Chuẩn uý lại không tồn tại trong quân đội Việt Nam. Có nước nhỏ không có quân hàm cấp tướng.
 
Thông thường, cấp bậc được phong theo chức vụ mà quân nhân nắm giữ. Vì vậy, khi so sánh quân hàm tương đương của quân đội các nước thường căn cứ theo chức vụ trong quân đội của quân nhân đó. Như hàm ''Major General'' ([[Quân đội Mỹ]], [[Quân đội Hoàng gia Anh]]), ''Général de Division'' ([[Quân đội Pháp]]), ''Генерал-майор'' ([[Quân đội Nga]]) và [[Thiếu tướng]] của [[Quân đội Nhân dân Việt Nam]] đều giữ chức vụ tương đương cấp [[Sư đoàn trưởng]] hoặc cao hơn.
 
===Nguồn gốc danh xưng cấp bậc trong tiếng Việt===
 
==Hệ thống quân hàm hiện tại một số quốc gia==