Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Quân hàm”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 32:
 
===Thời Trung cổ===
Sự kiện [[Mông Cổ]] trỗi dậy và tung hoành khắp thế giới, lần đầu tiên đã phá tung sự cách biệt Đông - Tây. Người Mông Cổ ngoài việc học hỏi và truyền bá văn hóa và giao lưu kinh tế, còn trao đổi và các kỹ thuật, chến thuật quân sự cũng như tổ chức quân đội của họ. Giống như tổ chức quân đội Ba Tư cổ đại, người Mông Cổ cũng tổ chức quân đội theo thập phân. Cấp cơ sở của họ là ''aravt'' gồm 10 người (''thập phu''), trên nữa là ''zuut'' (100 người, ''bách phu''), ''myangat'' (1.000 người, ''thiên phu''). Đứng đầu mỗi cấp đơn vị có mỗi trưởng quan. Tổ chức cao nhất của họ là ''Tümen'', gồm 1 vạn quân, tương đương như cấp tướng ngày nay. Dù người Mông Cổ được xem như rất ít có ảnh hưởng đến hệ thống danh xưng cấp bậc hiện đại, tuy vậy, trong quân đội [[Thổ Nhĩ Kỳ]] ngày nay có sử dụng cấp bậc ''[[Thiếu tướng|Tümgeneral]]'' trong [[Lục quân]] và [[Không quân]], cũng như ''[[Chuẩn đô đốc|Tümamiral]]'' trong [[Hải quân]], chính là chịu ảnh hưởng từ người Mông Cổ mà ra.
 
Khi [[Đế quốc Mông Cổ]] tan rã, ở các nước phương Đông, hệ thống cấp bậc không có gì tiến triển. Họ đã có hệ thống cấp bậc võ quan ''Cửu phẩm'' với 18 bậc, vốn chịu ảnh hưởng lâu đời của Trung Hoa. Ngược lại, ở các nước phương Tây, họ học hỏi nhiều từ cách thức tổ chức của Mông Cổ, đã dần hình thành hệ thống cấp bậc quân sự riêng, tách rời với hệ thống tước vị, hoặc chức vụ phong kiến.
Dòng 38:
===Sự hình thành một số danh xưng cấp bậc phương Tây===
* '''Thống chế''' (''Marshal, Maréchal'')
 
Thời Trung Cổ, quân đội của các vị vua được giao cho các ''Constable'' (tiếng Pháp: ''Connétable'') chỉ huy. Đến lượt mình, các ''constable'' thường được phụ tá bởi các ''field marshal'' (tiếng Pháp: ''maréchal de camp''). Do nguồn gốc của từ ''constable'' có từ ''comes stabuli'' trong [[tiếng Latin]], dùng để chỉ những người phụ trách chăm sóc ngựa cho các lãnh chúa<ref name="kofk">p103, Bruce, Alistair, ''Keepers of the Kingdom'' (Cassell, 2002), ISBN 0-304-36201-8</ref><ref name="eb">[http://www.britannica.com/eb/article-9025958/constable Constable], Encyclopedia Britannica online</ref> (''quản mã''), sau dần phát triển lên thành một cấp bậc dành cho các nhân viên cao cấp trong quân sự thời Trung Cổ, cấp bậc ''Marshal'' cũng rũ bỏ được quá khứ "phò mã" của mình để trở thành một trong những cấp bậc cao cấp nhất trong quân đội.
 
Hàng 55 ⟶ 54:
* '''Tướng quan''' (''General'')
Bước vào hậu kỳ thời Trung Cổ, lực lượng quân đội bắt đầu được mở rộng hơn, đông hơn, và từ đó hình thành các cấp bậc chỉ huy đại đơn vị. Bắt đầu từ nước Pháp, các hoàng đế thường phái một nhân viên cao cấp được gọi là ''“lieutenant du roi”'', đến thay mặt hoàng đế chỉ huy việc quân sự ở địa phương. Vị này thường được gọi là ''lieutenant general'' để phân biệt với các lieutenant khác, vốn quyền hạn thấp hơn nhiều. Từ đó phát sinh thêm chức danh ''captain general'' để chỉ vị trưởng quan của một đại đơn vị. Nhân viên Sergeant phụ trách tham mưu cho Captain General theo đó có tên gọi là ''sergeant-major general''. Theo thời gian, cấp bậc Captain General chỉ còn là ''full General'' hoặc đơn giản là ''General'' và Sergeant-major General trở thành ''Major General''. Điều này cũng lý giải vì sao cấp bậc ''Major'' về sau này được xếp cao hơn cấp bậc ''Lieutenant'' nhưng cấp bậc Major General lại xếp thấp hơn Lieutenant General.
 
* '''Đô đốc''' (''Admiral, Amiral'')
Từ nguyên của cấp bậc này từ ''"admirallus"'' trong tiếng Latin, dùng để chỉ người chỉ huy các hải đoàn đại dương. Mỗi một Hải đoàn sẽ được giao phó cho một ''Admiral'' chỉ huy. Về sau phát triển thêm, một phụ tá giúp đỡ vị Admiral chỉ huy các chiến thuyền đi đầu, vốn là những chiến thuyền sẽ chịu đựng mũi dùi của một cuộc tấn công trên biển, gọi là ''Vice Admiral''; và một phụ tá khác sẽ chỉ huy các chiến thuyền còn lại ở phía sau, được xem là ít nguy hiểm nhất, gọi là ''Rear Admiral''.
 
* '''Đoàn trưởng''' (''Colonel'')