Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Lâm Ngữ Đường”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Hou26 (thảo luận | đóng góp)
Dòng 25:
Tiến sĩ Lâm hoạt động rất tích cực trong nỗ lực phổ biến văn học cổ điển cũng như nhân sinh quan Trung Hoa ở phương Tây. Ông hệ thống hóa [[Quốc Ngữ La Mã Tự]], ứng dụng bảng chữ cái [[tiếng Latin]] cho [[Tiếng Phổ thông]].
 
Sau năm [[1928]], Lâm Ngữ Đường đến sống tại [[Hoa Kỳ]]. Ông dịch các tác phẩm Trung Hoa sang tiếng Anh, chúng rất được yêu thích ở đây. Theo gợi ý của [[Pearl Buck]], năm [[1935]] ông viết cuốn ''My Country and My People'' (吾國与吾民,吾国与吾民''Ngã quốc dữ ngã dân''), đến năm [[1937]] là quyển ''The Importance of Living'' (生活的藝術,生活的艺术''Sinh hoạt đích nghệ thuật''). ''My Country and My People'', tác phẩm miêu tả cách tinh tế và thẳng thắn tính cách cùng não trạng của người Trung Quốc, được dịch sang nhiều ngôn ngữ khác nhau đồng thời khiến Lâm Ngữ Đường trở thành nhà văn Trung Hoa đầu tiên có tên trong danh sách các tác giả có sách bán chạy nhất của tờ [[New York Times]]. Trong khi đó, quyển ''The Importance of Living'' với văn phong ý nhị chiếm một vị trí trong bản liệt kê sách bán chạy nhất toàn quốc năm 1938.<ref name="answers">[http://www.answers.com/topic/lin-yutang Lin Yutang]. Answers.com</ref> Những tác phẩm khác của Lâm Ngữ Đường gồm có ''Between Tears and Laughter'' (啼笑皆非, ''Đề tiếu giai phi'') (1943), ''The Importance of Understanding'' ([[1960]]), ''The Chinese Theory of Art'' ([[1967]]), cùng các tiểu thuyết như ''Moment in Peking'' (京華煙雲,京华烟云''Kinh hoa yên vân'') (1939), và ''The Vermilion Gate'' (朱門,朱门''Châu môn'') (1953). Ông cũng soạn quyển Từ điển Thông dụng Hoa-Anh.
 
Nhiều tác phẩm của Lâm Ngữ Đường là một phần trong nỗ lực nối kết hai nền văn hóa Đông và Tây. Trong [[thập niên 1970]], có vài lần ông được đề cử [[Giải Nobel Văn chương]].<ref name="sinologist"/>