Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Ô nhiễm phóng xạ”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Thẻ: Thay thế nội dung Tẩy trống trang (hoặc lượng lớn nội dung) Soạn thảo trực quan
n Đã lùi lại sửa đổi của 58.187.161.235 (Thảo luận) quay về phiên bản cuối của BacLuong
Thẻ: Lùi tất cả
Dòng 1:
'''Ô nhiễm phóng xạ''' là việc [[chất phóng xạ]] nằm trên các bề mặt, hoặc trong chất rắn, chất lỏng hoặc chất khí (kể cả cơ thể con người), nơi mà sự hiện diện của chúng là ngoài ý muốn hoặc không mong muốn, hoặc quá trình gia tăng sự hiện diện của các chất phóng xạ ở những nơi như vậy. Sự ô nhiễm phóng xạ cũng được sử dụng ít chính thức để chỉ một số lượng, cụ thể là các hoạt động phóng xạ trên một bề mặt (hoặc trên một đơn vị diện tích bề mặt).
 
Ô nhiễm phóng xạ chỉ đề cập đến sự hiện diện của phóng xạ không mong muốn hoặc mong muốn, và không đưa ra dấu hiệu cho thấy mức độ nguy hiểm có liên quan.
 
== Thực trạng ô nhiễm phóng xạ Urani ==
 
Theo uỷ ban năng lượng Hoa Kỳ, phóng xạ [[urani]] ở các [[nhà máy điện hạt nhân]], kho [[vũ khí hạt nhân|vũ khí]], trung tâm nghiên cứu và các khu vực trước kia có xảy ra nổ [[bom nguyên tử|hạt nhân]] như [[Hiroshima]], [[Nagasaki]], [[Chernobyl]] v.v hằng năm làm nhiễm độc 2.500 tỉ lít [[nước ngầm]] của thế giới. Nguồn nước nhiễm [[phóng xạ]] này sau đó sẽ ngấm vào cây cối, động vật uống phải, hoặc hoà tan vào nguồn nước sinh hoạt của con người và cuối cùng tích luỹ vào cơ thể.
 
Đây chính là nguyên nhân gây nên những [[Đột biến sinh học#đột biến gen|đột biến]] dị dạng, bệnh tật,… cho các cơ thể sống tự nhiên. Cũng theo điều tra của uỷ ban này, thực chất, lượng phóng xạ rò rỉ trong không khí, không gây nguy hiểm nhiều cho con người bằng lượng phóng xạ vào nguồn nước. Bởi vì, trong không khí – các [[tia phóng xạ]] chỉ có một không gian tác động rất hạn chế và giảm dần theo thời gian; còn trong nước, nó có thể đi xa hơn và gây độc cho những vùng lân cận. Không những thế ảnh hưởng của chúng ngày càng tăng theo thời gian do sự tích tụ phóng xạ trong nước ngày càng lớn hơn. Vì vậy, khi [[Vụ ném bom nguyên tử xuống Hiroshima và Nagasaki|Hiroshima]] và [[thảm họa Chernobyl|Chernobyl]] bị ảnh hưởng trực tiếp của phóng xạ hạt nhân nhưng những vùng rất xa ở xung quanh cũng bị tác động theo, do nguồn nước ngầm liên thông giữa các vùng. Người ta đã phát hiện những triệu chứng nhiễm độc phóng xạ trên cơ thể con người sống ở những vùng rất xa hai trung tâm phóng xạ này, dù theo lý thuyết thì những vùng đó không thể bị ảnh hưởng vì nằm quá tầm hoạt động của các tia phóng xạ sau các vụ nổ. Tuy nhiên, kết quả thực tế cho thấy chúng vẫn bị ảnh hưởng….
 
== Xử lý ô nhiễm phóng xạ [[urani]] bằng vi khuẩn ==
 
Trong hơn một thập niên qua, các nhà khoa học thuộc trường [[Đại học Columbia]] (Hoa Kỳ) nghiên cứu đã tìm ra loại [[vi khuẩn]] có khả năng giúp con người ''thu gom'' được các nguyên tử [[urani]]. Tên khoa học của loài vi khuẩn đó là [[Tshewanella oneidensis]] thuộc chi [[Tshewanella]]. Trong đời sống tự nhiên, chúng liên kết thành các tập đoàn không bền vững có cấu trúc giống như những chuỗi hạt ngọc trai mà mỗi hạt ngọc trai là một vi khuẩn. Mỗi chuỗi như vậy dài 5 mm, các chuỗi được liên kết lại với nhau tạo nên một mạng lưới chằng chịt.
 
[[Tshewanella oneidensis]] là các [[Sinh vật yếm khí|''vi khuẩn kỵ khí'']] không bắt buộc, không dùng đến ôxy. Chúng hô hấp theo dạng "khử urani", nên chúng thu gom nguyên tử urani làm xúc tác hô hấp. Khi hoạt động chúng sẽ tập trung urani lại, và nó sẽ tạo thành một lớp vỏ ngăn cản sự rò rỉ của urani hoà tan ở bên trong ra bên ngoài. Điều này cũng giống như [[Tshewanella oneidensis]] tạo ra một nhà tù để nhốt urani lại vậy. Khi vi khuẩn chết đi, urani được tập trung và bọc trong vỏ của vi khuẩn. Vì vậy, người ta có thể thu hồi chúng bằng các phương pháp lọc truyền thống hay bằng các cột [[trao đổi ion]].
 
== Làm giàu, tái chế ==
 
Do trữ lượng urani là có hạn và nhu cầu sử dụng nó ngày càng nhiều nên việc tận dụng và tìm nguồn thay thế là một vấn đề đang được quan tâm. Các lò phản ứng tái sinh hoặc tái sinh nhanh tạo ra ít chất thải hơn các lò bình thường khác trong khi sản xuất ra cùng một năng lượng.<ref>[http://www.oecd.org/LongAbstract/0,3425,en_2649_34667_36910363_1_1_1_1,00.html OECD: "Uranium 2005: Resources, Production and Demand"]</ref> Hàm lượng thori gấp 5 lần urani trong vỏ Trái Đất và đây được xem là một nguồn có thể được sử dụng thay cho urani chỉ với những cải tiến nhỏ trong các lò phản ứng hiện đại, đặc biệt là ở Ấn Độ.<ref>{{chú thích web| url= http://www.npcil.nic.in/nupower_vol11_1-3/chidambaram.htm |title= Towards an Energy Independent India |year= 1997 | author= Dr. Chidambaram R. |work= Nu-Power |publisher= Nuclear Power Corporation of India Limited |accessdate = ngày 15 tháng 1 năm 2008 |archiveurl = http://web.archive.org/web/20071217050844/http://www.npcil.nic.in/nupower_vol11_1-3/chidambaram.htm|archivedate = ngày 17 tháng 12 năm 2007}}</ref><ref>[http://www.india-defence.com/reports/2854 Home | India Defence]</ref>
 
==Chú thích==
{{Tham khảo}}
 
[[Thể loại:Phóng xạ]]
[[Thể loại:Ô nhiễm môi trường]]