Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Như Hòa”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 46:
*Làng Hòa Lạc: Nằm ở giữa 2 làng Như Độ và Tuần Lễ. Đây là làng có phần đa dân số theo đạo thiên chúa. Trạm y tế xã và các trường tiểu học, trung học cơ sở xã Như Hòa nằm trên làng này. Nhà thờ Giáo xứ Hòa Lạc thuộc giáo phận [[Phát Diệm]] nằm trên địa bàn xã Như Hòa, [[Kim Sơn]], [[Ninh Bình]].
*Làng Tuần Lễ: Nằm ở phía đông của xã, giáp với xã [[Hùng Tiến, Kim Sơn|Hùng Tiến]]. Trường PTTH [[Kim Sơn]] B nằm trên làng này.
==Đền Như Độ==
Đền Như Độ còn được gọi là miếu Như Độ, là di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia duy nhất trên địa bàn xã Như Hòa. Đền Như Độ thờ quan Tư đồ, Thái úy Trần Nguyên Hãn là khai quốc công thần nhà Hậu Lê tham gia khởi nghĩa Lam Sơn. Khi kháng chiến thành công, Lê Lợi lên ngôi vua, Trần Nguyên Hãn được gia phong Tả Tướng quốc, chức vụ có quyền năng tương tự với đồng Thủ tướng Chính phủ ngày nay, là cấp trên trực tiếp của Nguyễn Trãi. Năm 1429, Trần Nguyên Hãn xin về trí sĩ. Lê Lợi cho về và yêu cầu cứ một năm hai lần lại vào triều chầu vua. Về quê, ông cho dựng phủ lớn, đóng thuyền to. Việc này bị quy kết là lộng hành và có âm mưu thoán nghịch. Những kẻ không ưa cũng thừa cơ buông lời xúi bẩy. Trần Nguyên Hãn bị Lê Lợi ra lệnh bắt về triều để xét hỏi. Nhưng trên đường lên kinh thành, tới bến Sơn Đông, ông tự trầm mình mà chết. Năm 1455, vua Lê Nhân Tông mới ra lệnh phục chức cho Trần Nguyên Hãn, truy phong là "Phúc thần", cho gọi con cháu ra làm quan. Đời nhà Mạc, ông được truy phong là Tả tướng quốc, Trung liệt Đại vương. Trần Nguyên Hãn là trường hợp rất hiếm trong các công thần khai quốc nhà Lê được nhà Mạc thù địch tưởng nhớ và truy phong để thu phục lòng người.Theo các nhà nghiên cứu sử học thì cái chết của Trần Nguyên Hãn có thể do nhiều nguyên nhân sâu xa. Nguyên nhân thứ nhất là ông nằm trong vòng xoáy tranh giành quyền lực trong triều đình nhà Lê thời hậu chiến. Có ý kiến cho rằng Trần Nguyên Hãn và Phạm Văn Xảo ủng hộ Lê Tư Tề, con trưởng của Lê Lợi trong khi Lê Sát, Lê Ngân, Phạm Vấn... ủng hộ người con thứ là Nguyên Long. Khi phái Lê Sát thắng thế và Lê Tư Tề bị ruồng bỏ, thì ông cũng không tránh khỏi hậu họa là chuyện thường. Nguyên nhân thứ hai là trong lòng Lê Lợi vẫn có mối nghi ngại đối với triều đại cũ, mà Trần Nguyên Hãn lại xuất thân là quý tộc nhà Trần, con cháu của hai danh thần nhiều danh vị của triều cũ là Trần Quang Khải và Trần Nguyên Đán.
 
==Chú thích==
{{tham khảo|2}}