Khác biệt giữa bản sửa đổi của “HMS Royal Oak (08)”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
→‎Thiết kế và chế tạo: AlphamaEditor, thêm/xóa ref, Executed time: 00:00:16.7258221 using AWB
AlphamaEditor, thay ref lặp lại, Executed time: 00:00:02.3429820 using AWB
Dòng 71:
''Royal Oak'' được tái trang bị giữa những năm [[1922]] và [[1924]], khi giàn hỏa lực phòng không của nó được nâng cấp bằng cách thay thế các khẩu [[pháo QF 3 inch 20 cwt|QF 76 mm (3 inch) 20 cwt]] ban đầu bằng [[hải pháo QF 4 inch Mk V|QF 102 mm (4 inch)]] góc cao.<ref name="scapa_wrecks">{{chú thích | last = Smith| title = [[#Smith|The Naval Wrecks of Scapa Flow]] | pages = 89-95}}</ref> Các [[hệ thống kiểm soát hỏa lực]] và [[máy đo tầm xa]] cho dàn pháo chính và pháo hạng hai được hiện đại hóa, đồng thời việc bảo vệ dưới nước được tăng cường bởi [[đai chống ngư lôi]] cho con tàu.<ref name="scapa_wrecks">{{harvnb|Smith|1989|pp=89–95}}</ref><ref>{{chú thích| last = Admiralty |title = ADM1/9244: Royal Oak: Reconstruction | publisher = HMSO |year=1923}}</ref> Các ngăn kín nước bố trí hai bên lườn tàu được thiết kế nhằm giảm hiệu ứng nổ của ngư lôi và tăng cường độ ổn định, nhưng cũng làm tăng chiều rộng mạn thuyền hơn 4 mét.<ref name="conways_1922-46">{{chú thích | last = Chesneau | title = [[#Conways|Conway's All the World's Fighting Ships 1922-1946]] | page = 23}}</ref>
 
Một đợt tái trang bị ngắn vào mùa Xuân năm [[1927]] chứng kiến sự bổ sung thêm hai khẩu đội 102&nbsp;mm (4 inch) phòng không góc cao và tháo bỏ hai khẩu 152&nbsp;mm (6 inch).<ref name="scapa_wrecks">{{harvnb|Smith|1989|pp=89–95}}</ref> Con tàu được tái trang bị lần cuối cùng từ năm [[1934]] đến năm [[1936]], khi lớp vỏ giáp sàn tàu được nâng lên độ dày 127&nbsp;mm (5 inch) bên trên hầm đạn và đến 89&nbsp;mm (3,5 inch) bên trên các phòng động cơ. Ngoài việc hiện đại hóa chung các hệ thống trên tàu, một máy phóng dành cho [[thủy phi cơ]] trinh sát được bố trí bên trên tháp pháo ''X'', và việc phòng không cũng được tăng cường bằng cách tăng gấp đôi số pháo phòng không 102&nbsp;mm (4 inch) và bổ sung hai khẩu đội [[Hải pháo QF 2 pounder|QF 2-pounder Mark VIII]] (pompom) tám nòng trên các bệ nhô ngang hàng với ống khói.<ref name="scapa_wrecks">{{harvnb|Smith|1989|pp=89–95}}</ref><ref name="conways_1922-46"/> Cột buồm chính được tái cấu trúc thành kiểu ba chân đủ mang trọng lượng của một phòng [[định vị vô tuyến]] và một [[HACS|trạm điều khiển góc cao]] thứ hai.<ref name="scapa_wrecks">{{harvnb|Smith|1989|pp=89–95}}</ref> Vỏ giáp và thiết bị tăng cường khiến cho ''Royal Oak'' trở thành một trong những con tàu trang bị tốt nhất trong lớp ''Revenge'', nhưng lượng rẽ nước gia tăng khiến tầm nước lớn hơn và tốc độ tối đa bị giảm đi nhiều [[knot]].<ref name="scapa_wrecks">{{harvnb|Smith|1989|pp=89–95}}</ref>
 
== Lịch sử hoạt động ==
Dòng 105:
Vào năm [[1938]], ''Royal Oak'' được cho quay lại [[Hạm đội Nhà Anh Quốc|Hạm đội Nhà]] và được đặt làm [[soái hạm]] của Hải đội Thiết giáp hạm 2 đặt căn cứ tại [[Căn cứ Hải quân Hoàng gia Portsmouth|Portsmouth]]. Ngày [[24 tháng 11]] năm [[1938]], nó đưa di hài của [[Maud của Wales|Hoàng hậu Maud của Na Uy]] vốn sinh trưởng tại Anh quay trở về [[Na Uy]] để cử hành lễ quốc tang tại [[Oslo]], với chồng là [[Haakon VII của Na Uy|Vua Haakon VII]] cùng đi theo trên tàu.<ref>{{chú thích |title = Late Queen Maud | newspaper = The Scotsman |date = 24 tháng 11 năm 1938}} (Subscription required)</ref> Được cho ngừng hoạt động vào [[tháng mười hai|tháng 12]] năm [[1938]], ''Royal Oak'' tái hoạt động vào [[tháng sáu|tháng 6]] tiếp theo, rồi đến mùa Hè năm [[1939]] thực hiện một chuyến đi huấn luyện ngắn tại [[eo biển Anh Quốc]] chuẩn bị cho một đợt bố trí kéo dài 30 tháng tại Địa Trung Hải, khi thủy thủ đoàn được phát trước những bộ đồng phục nhiệt đới.<ref>{{chú thích| last = Turner | title = [[#Taylor|Last Dawn]] | page = 45}}</ref> Do tình trạng chiến tranh có thể xảy ra, chiếc thiết giáp hạm lại được chuyển hướng lên phía Bắc đến [[Scapa Flow]], và nó neo đậu tại đây khi chiến tranh được tuyên bố vào ngày [[3 tháng 9]].<ref>{{chú thích | last = McKee | title = [[#McKee|Black Saturday]] | page = 17}}</ref>
 
Vào [[tháng mười|tháng 10]], ''Royal Oak'' tham gia truy tìm chiếc [[tàu chiến-tuần dương]] Đức [[Gneisenau (tàu chiến-tuần dương Đức)|''Gneisenau'']], vốn nhận được lệnh tiến vào Bắc Hải nhằm đánh lạc hướng cho các [[thiết giáp hạm bỏ túi]] [[Deutschland (thiết giáp hạm Đức)|''Deutschland'']] và [[Admiral Graf Spee (thiết giáp hạm Đức)|''Admiral Graf Spee'']] tiến hành các hoạt động [[chiến tranh cướp tàu buôn|cướp tàu buôn]].<ref name="mckee_p23_24">{{chú thích| last = McKee | title = [[#McKee|Black Saturday]] | pages = 23–24}}</ref> Cuộc tìm kiếm không mang lại kết quả, đặc biệt là đối với ''Royal Oak'', khi tốc độ tối đa vào lúc đó chỉ có chưa đến 37&nbsp;km/h (20 knot), không đủ để theo kịp phần còn lại của hạm đội.<ref name="mckee_p23_24">{{harvnb|McKee|1959|pp=23–24}}</ref> Ngày [[12 tháng 10]], ''Royal Oak'' quay trở về Scapa Flow trong tình trạng kém, méo mó bởi những trận bão tại Bắc Đại Tây Dương, nhiều thuyền cứu sinh bị vỡ và nhiều khẩu pháo cỡ nhỏ không hoạt động.<ref name="mckee_p23_24">{{harvnb|McKee|1959|pp=23–24}}</ref><ref name="weaver_p29_30">{{chú thích | last = Weaver | title = [[#Weaver|Nightmare at Scapa Flow]] | pages = 29–30}}</ref> Nhiệm vụ vừa qua đã bộc lộ sự lạc hậu của một tàu chiến cũ 25 tuổi.<ref name="mckee_p23_24">{{harvnb|McKee|1959|pp=23–24}}</ref> Lo ngại về một cuộc do thám trên không gần đây của máy bay trinh sát Đức báo trước một cuộc không kích sắp xảy ra tại Scapa Flow, Đô đốc Tư lệnh Hạm đội Nhà [[Charles Forbes (Đô đốc)|Charles Forbes]] ra lệnh cho phần lớn hạm đội phân tán đến các cảng an toàn hơn. Tuy nhiên ''Royal Oak'' được giữ lại, các khẩu pháo [[phòng không]] của nó được xem là một bổ sung hữu ích vào hệ thống phòng thủ tại Scapa Flow còn đang khan hiếm.<ref name="weaver_p29_30">{{harvnb|Weaver|1980|pp=29–30}}</ref>
 
== Bị đánh chìm ==
Dòng 113:
Scapa Flow là một nơi neo đậu gần như lý tưởng. Tọa lạc tại trung tâm của quần đảo [[Orkney]] ngoài khơi bờ biển phía Bắc của Scotland, cảng tự nhiên này đủ lớn để chứa toàn bộ Hạm đội Grand,<ref>{{chú thích | last = Miller| title = [[#Miller|Scapa]] | page = 15}}</ref> được vây quanh bởi một chuỗi các hòn đảo phân cách bởi các eo biển nông có dòng nước [[thủy triều]] chảy xiết. Mối đe dọa của U-boat đã được nhận thức từ lâu, và một loạt các biện pháp phòng ngự đã được trang bị vào những năm đầu của Đệ Nhất thế chiến.<ref name= "ADM199_158">{{chú thích| last = Admiralty |title = [[#Enquiry|ADM199/158: Board of Enquiry into sinking of HMS Royal Oak]] | publisher = HMSO |date=tháng 10 năm 1939}}</ref> Các [[tàu ụ cản]] được đánh chìm tại các điểm trọng yếu, và các hàng rào nổi được bố trí để ngăn chặn ba cửa biển ra vào rộng nhất. Được vận hành bằng tàu kéo cho phép các tàu bạn có thể băng ngang, chúng từng được cho là có thể để lọt, nhưng khá hiếm hoi, một chỉ huy U-boat gan dạ có thể tìm cách thoát qua mà không bị phát hiện trước khi hàng rào được đóng lại.<ref name= "ADM199_158">{{harvnb|Admiralty|1939}}</ref> Hai tàu ngầm từng mưu toan xâm nhập trong chiến tranh đã gặp phải số phận không may mắn. Vào ngày [[23 tháng 11]] năm [[1914]], [[SM U-18|''U-18'']] bị đâm thủng hai lần trước khi mắc cạn và toàn bộ thủy thủ đoàn bị bắt;<ref>{{chú thích | url=http://uboat.net/wwi/boats/index.html?boat=18|title=WWI U-boats:U 18 | publisher=uboat.net | accessdate=ngày 29 tháng 3 năm 2008}}</ref><ref name=MillerScapa51>{{chú thích | last = Miller| title = Scapa| page = 51}}</ref> và chiếc [[SM UB-116|''UB-116'']] bị [[máy dò âm dưới nước]] phát hiện và bị tiêu diệt với tổn thất toàn bộ thủy thủ đoàn vào ngày [[28 tháng 10]] năm [[1918]].<ref>{{chú thích | last = Miller| title = Scapa| pages = 24-25 }}</ref><ref>{{chú thích| url=http://uboat.net/wwi/boats/index.html?boat=UB+116 | publisher=uboat.net | title=WWI U-boats:UB 116 | accessdate=ngày 29 tháng 3 năm 2008}}</ref>
 
Scapa Flow cung cấp nơi neo đậu chính cho [[Hạm đội Grand Anh Quốc]] trong phần lớn thời gian của Chiến tranh Thế giới thứ nhất, nhưng trong những năm giữa hai cuộc chiến, chúng được chuyển đến [[Rosyth]] có vị trí thuận tiện hơn thuộc [[Firth of Forth]].<ref name= "ADM199_158">{{harvnb|Admiralty|1939}}</ref><ref>{{chú thích | title = Scapa Flow | publisher = firstworldwar.com | date = 22 tháng 12 năm 2002 | url = http://www.firstworldwar.com/atoz/scapaflow.htm | accessdate = ngày 24 tháng 12 năm 2006}}</ref> Tuy nhiên Scapa Flow được tái sử dụng khi Chiến tranh Thế giới thứ hai sắp bắt đầu, trở thành một căn cứ của [[Hạm đội Nhà Anh Quốc]].<ref name= "ADM199_158">{{harvnb|Admiralty|1939}}</ref> Các công trình phòng thủ thiên nhiên và nhân tạo, trong khi vẫn chắc chắn, được nhận biết là cần phải được cải thiện; và trong những tuần đầu tiên của cuộc chiến, đang trong quá trình được tăng cường thêm các tàu ụ cản.<ref>{{chú thích|title = Lord's Admissions| newspaper = Time |date = 20 tháng 11 năm 1939 | url = http://www.time.com/time/magazine/article/0,9171,762806,00.html}}</ref>
 
=== ''Chiến dịch Đặc biệt P'': Cuộc đột kích của ''U-47'' ===
[[Tập tin:U-47 raid.svg|nhỏ|400px|Bản đồ xâm nhập Scapa Flow bởi tàu ngầm ''U-47'']]
Chỉ huy lực lượng tàu ngầm Hải quân Đức [[Karl Dönitz]] đặt ra một kế hoạch tấn công Scapa Flow bằng tàu ngầm trong vòng vài ngày sau khi chiến tranh nổ ra.<ref name="doenitz">{{chú thích | last = Dönitz| title = Ten Years and Twenty Days | pages = 67–69}}</ref> Ông nhắm vào hai mục đích: một là, việc dời chỗ Hạm đội Nhà khỏi Scapa Flow sẽ thả lỏng sự phong tỏa của Anh tại [[Bắc Hải (định hướng)|Bắc Hải]] cho phép Đức tự do hơn trong việc tấn công các đoàn tàu vận tải tại Đại Tây Dương; hai là, đòn tấn công sẽ là một hành động biểu trưng cho sự báo thù, tấn công đúng vào nơi mà [[Hạm đội Biển khơi Đức]] đã đầu hàng [[Đánh đắm Hạm đội Đức tại Scapa Flow|tự đánh đắm]] sau khi Đức thua trận trong Chiến tranh Thế giới thứ nhất. Dönitz đã chọn Trung tá Hải quân (Kapitänleutnant) [[Günther Prien]] cho nhiệm vụ này,<ref name="doenitz">{{harvnb|Dönitz|1959|pp=67–69}}</ref>{{Ref_label|C|c|none}} dự trù cuộc đột kích vào đêm [[13 tháng 10|13]]/[[14 tháng 10]] năm [[1939]], khi thủy triều cao và bầu trời không trăng.<ref name="doenitz">{{harvnb|Dönitz|1959|pp=67–69}}</ref>
 
Dönitz được giúp đỡ bởi những bức ảnh chất lượng cao có được từ chuyến bay trinh sát, trình bày những điểm yếu trong hệ thống phòng thủ và một sự thừa thãi các mục tiêu.<ref name="doenitz">{{harvnb|Dönitz|1959|pp=67–69}}</ref> Ông hướng dẫn Prien xâm nhập Scapa Flow từ hướng Đông qua eo biển Kirk, băng qua phía Bắc [[Lamb Holm]], một đảo nhỏ và thấp nằm giữa [[Burray]] và [[Mainland, Orkney|Mainland]].<ref name="u47_log">[[#U47Log|U-47: Log]]</ref> Prien thoạt tiên nhầm lẫn eo biển Skerry xa hơn về phía Nam là con đường được chọn, và bất ngờ nhận ra ''U-47'' đang hướng đến một lối đi nông bịt kín. Ông buộc phải ra lệnh quay mũi nhanh sang hướng Đông Bắc.<ref>{{chú thích | last = Snyder| title = [[#Snyder|The Royal Oak Disaster]] | page = 86}}</ref> Trên mặt biển, và được chiếu sáng bởi nền bầu trời [[cực quang|bắc cực quang]] sáng rõ,<ref>{{chú thích | last = Prien | title = [[#Prien|Mein Weg nach Scapa Flow]] |page = 152}}</ref> chiếc tàu ngầm đi qua lại giữa hai [[tàu ụ cản]] ''Seriano'' và ''Numidian'' bị đánh chìm, tự mắc cạn tạm thời trên một sợi cáp căng từ chiếc ''Seriano''.<ref name="u47_log">{{harvnb|Kriegsmarine|1939}}</ref> Nó bị bắt gặp ngắn ngủi trong ánh đèn pha của một chiếc taxi trên bờ, nhưng người lái xe không đưa ra tín hiệu báo động nào.<ref name="weaver_ch3">{{chú thích | last = Weaver| title = [[#Weaver|Nightmare at Scapa Flow]], ''Chapter 3: ''The Car on the Shore}}</ref>{{Ref_label|D|d|none}} Sau khi lọt vào cảng lúc 00 giờ 27 phút ngày [[14 tháng 10]], Prien ghi dòng chữ đắc thắng ''Wir sind in Scapa Flow!!!''{{Ref_label|E|e|none}} vào nhật ký con tàu rồi chuyển sang hướng Tây Nam đi nhiều kilô-mét trước khi quay ngược lại.<ref name="u47_log">{{harvnb|Kriegsmarine|1939}}</ref> Hoàn toàn bất ngờ đối với ông, chỗ neo đậu hiện ra hầu như trống trơn; Prien không thể biết rằng mệnh lệnh phân tán hạm đội của Forbes đã dời đi gần hết các mục tiêu lớn nhất. Lúc đó ''U-47'' đã hướng mũi thẳng đến bốn chiếc tàu chiến, bao gồm chiếc [[tàu tuần dương]] hạng nhẹ [[HMS Belfast (C35)|''Belfast'']] vừa mới được đưa ra hoạt động, đang thả neo ngoài khơi [[Flotta]] và [[Hoy]] ở khoảng cách 8&nbsp;km, nhưng không có dấu hiệu nào cho thấy là Prien đã nhìn thấy chúng.<ref>{{chú thích | last = Weaver| title = Nightmare at Scapa Flow | page = 101}}</ref>
 
Trên đường quay trở lại, một trinh sát viên trên cầu tàu nhìn thấy ''Royal Oak'' nằm cách khoảng 4.000 m về phía Bắc, nhận diện chính xác nó là một thiết giáp hạm thuộc [[Revenge (lớp thiết giáp hạm)|lớp ''Revenge'']]. Hầu như che khuất đàng sau nó là một con tàu thứ hai mà chỉ có mũi được nhìn thấy bởi ''U-47''. Prien nhầm lẫn nó là một tàu chiến-tuần dương thuộc [[Renown (lớp tàu chiến-tuần dương)|lớp ''Renown'']], tình báo Đức sau đó gán cho nó là chiếc [[HMS Repulse (1916)|''Repulse'']].<ref name="u47_log">{{harvnb|Kriegsmarine|1939}}</ref> Thực ra đó chính là [[tàu chở thủy phi cơ]] thời Đệ Nhất thế chiến [[HMS Pegasus (1934)|''Pegasus'']].<ref>{{chú thích | last = Snyder | title = [[#Snyder|The Royal Oak Disaster]] | page = 91}}</ref>
[[Tập tin:Scapa Flow from Gaitnip cliffs small.jpg|trái|nhỏ|Địa điểm ''Royal Oak'' bị tấn công ngày hôm nay, vẫn còn nhìn thấy dầu nổi lên từ xác tàu đắm]]
Lúc 00 giờ 58 phút, ''U-47'' bắn một loạt ba quả [[ngư lôi]] từ các ống phóng trước mũi, một quả thứ tư kẹt lại trong ống phóng. Hai quả đã không tìm thấy mục tiêu, chỉ có một quả ngư lôi duy nhất đánh trúng mũi chiếc ''Royal Oak'' lúc 01 giờ 04 phút, làm chấn động con tàu khiến thủy thủ đoàn tỉnh giấc.<ref name="snyder_p95">{{chú thích | last = Snyder| title = [[#Snyder|The Royal Oak Disaster]] | page = 95}}</ref> Không có hư hại nào được nhận thấy, cho dù dây neo bên mạn phải bị cắt đứt, kêu loảng xoảng ồn ào khi nó bị trượt xuống. Ban đầu, người ta đoán rằng có một vụ nổ bên trong ở kho chứa chất dễ cháy phía trước con tàu, nơi dùng để chứa những vật liệu như [[dầu hỏa]]. Bị ám ảnh bởi vụ nổ không giải thích được đã từng phá hủy [[HMS Vanguard (1909)|HMS ''Vanguard'']] tại Scapa Flow vào năm [[1917]],<ref name=MillerScapa51/>{{Ref_label|F|f|none}} một thông báo được truyền qua hệ thống tăng âm của ''Royal Oak'' yêu cầu kiểm tra nhiệt độ các hầm đạn,{{Ref_label|G|g|none}} nhưng nhiều thủy thủ đã quay trở lại giường ngủ, không nhận thức được rằng con tàu đang bị tấn công.<ref name="snyder_p95">{{harvnb|Snyder|1976|p= 95}}</ref><ref>{{chú thích | last = McKee| title = [[#McKee|Black Saturday]] | page = 39}}</ref>
 
Prien xoay tàu ngầm của mình và tìm cách bắn một loạt khác qua các ống phóng phía đuôi, nhưng tất cả lại trượt. Nạp lại các ống phóng phía mũi, ông phóng thêm một loạt ba quả, tất cả đều nhắm vào ''Royal Oak'',<ref name="u47_log">{{harvnb|Kriegsmarine|1939}}</ref> Lần này ông thành công: lúc 01 giờ 16 phút cả ba liên tiếp nhau đánh trúng chiếc thiết giáp hạm ở giữa tàu và phát nổ.<ref>{{chú thích | last = McKee| title = [[#McKee|Black Saturday]] | page = 42}}</ref><ref>{{chú thích | last = Weaver| title = [[#Weaver|Nightmare at Scapa Flow]] | page = 118}}</ref> Các vụ nổ làm thủng một lỗ lớn trên vỏ giáp sàn tàu, phá hủy phòng ăn thủy thủ đoàn và làm mất điện.<ref name="Weaver_p60-61">{{chú thích | last = Weaver| title = [[#Weaver|Nightmare at Scapa Flow]] | pages = 60–61}}</ref> Thuốc phóng từ một hầm đạn bị kích nổ và các đám cháy nổ nhanh chóng lan truyền qua các khoảng trống bên trong tàu.<ref name="Weaver_p60-61">{{harvnb|Weaver|1980|pp=60–61}}</ref> ''Royal Oak'' nhanh chóng bị nghiêng khoảng 15°, đủ để đẩy các lỗ cửa sổ đang mở ra bên mạn phải tàu xuống dưới mực nước.{{Ref_label|H|h|none}} Nó lật nghiêng hơn nữa qua mạn tàu đến 45°, giữ lại đó trong nhiều phút trước khi biến mất dưới mặt nước lúc 01 giờ 29 phút, chỉ 13 phút sau đợt tấn công thứ hai của Prien.<ref>{{chú thích | last = Snyder| title = [[#Snyder|The Royal Oak Disaster]] | page = 121}}</ref> 833 người đã tử nạn cùng con tàu, bao gồm Chuẩn Đô đốc [[Henry Blagrove]], Tư lệnh Hải đội Thiết giáp hạm 2. Hơn một trăm trong số những người chết là những [[thiếu sinh hải quân]] chưa đến 18 tuổi, tổn thất lớn nhất loại này từ trước đến nay trong một hoạt động của hải quân Hoàng gia.<ref name="Turner_96-97">{{chú thích| last = Turner | title = [[#Taylor|Last Dawn]] | pages = 96–97}}</ref> Chiếc thuyền gỗ của Đô đốc neo đậu bên mạn thuyền cũng bị kéo chìm theo cùng ''Royal Oak''.
 
=== Các nỗ lực cứu hộ ===
Dòng 160:
== Diễn biến tiếp theo ==
[[Tập tin:Bundesarchiv Bild 183-2006-1130-500, Kapitänleutnant Günther Prien.jpg|nhỏ|trái|[[Günther Prien]] vào năm 1940]]
Người Anh thoạt tiên lẫn lộn về nguyên nhân làm chìm tàu, suy đoán là do một vụ nổ trên tàu hoặc một cuộc không kích.<ref name= "ADM199_158">{{harvnb|Admiralty|1939}}</ref> Sau khi nhận thức rằng một cuộc tấn công bằng tàu ngầm là lời giải thích duy nhất khả thi, các biện pháp được tiến hành để khóa các lối ra vào vũng biển, nhưng ''U-47'' đã thoát ra và đang trên đường quay trở về Đức. [[BBC]] thông báo tin tức chìm tàu vào gần trưa ngày [[14 tháng 10]], và tin tức trên radio được tình báo vô tuyến Đức và bản thân ''U-47'' nghe được. Các thợ lặn được gửi đến xác tàu đắm sáng hôm đó sau vụ nổ đã tìm thấy những mảnh vụn của một quả ngư lôi Đức, xác nhận phương tiện dùng để tấn công.
 
Ngày [[17 tháng 10]], [[Bộ trưởng Hải quân Anh Quốc]] [[Winston Churchill]] chính thức thông báo việc mất chiếc ''Royal Oak'' đến [[Hạ nghị viện Anh Quốc|Hạ nghị viện]], trước tiên thừa nhận rằng cuộc đột kích là "một kỳ tích đáng kể của kỹ năng chuyên nghiệp và dũng cảm", nhưng khẳng định sự mất mát không ảnh hưởng đến cán cân lực lượng giữa các thế lực hải quân.<ref>{{chú thích | title = U-Boat Warfare | journal = Hansard Parliamentary Debates, 17 tháng 10 năm 1939}}</ref> Một [[Ủy ban Điều tra]] Bộ Hải quân được triệu tập từ ngày [[18 tháng 10|18]] đến ngày [[24 tháng 10]] để xác định những hoàn cảnh mà cảng Scapa Flow bị xâm nhập. Cùng lúc đó, Hạm đội Nhà được lệnh ở lại các cảng an toàn hơn cho đến khi các vấn đề về an toàn tại đây được giải quyết.<ref>{{chú thích | last = Weaver| title = Nightmare at Scapa Flow, ''Chapter 8: ''Flowers for a Fallen Hero | pages = 112-128}}</ref> Churchill bị buộc phải trả lời những chất vấn của Quốc hội là tại sao ''Royal Oak'' có trên tàu quá nhiều [[thiếu sinh hải quân]],<ref>{{chú thích | title = Boys (Active Service) | url=http://hansard.millbanksystems.com/commons/1939/oct/25/boys-active-service |journal = Hansard Parliamentary Debates, 25 tháng 10 năm 1939}}</ref> mà hầu hết đã bị thiệt mạng. Ông đã bảo vệ cho truyền thống của Hải quân Hoàng gia gửi những thiếu sinh quân tuổi từ 15 đến 17 ra biển; nhưng sau đó việc thực hành này nói chung được chấm dứt không lâu sau vụ thảm họa, và những người dưới 18 tuổi chỉ phục vụ trên những tàu chiến thường trực trong những hoàn cảnh rất ngoại lệ.<ref name="Turner_96-97"/>
 
[[Bộ Tuyên truyền]] [[Đức Quốc xã|Đức quốc xã]] nhanh chóng lợi dụng sự thành công của cuộc đột kích,<ref name="scapa_wrecks">{{harvnb|Smith|1989|pp=89–95}}</ref><ref>{{chú thích |title = German claims| newspaper = The Scotsman |date = 17 tháng 10 năm 1939}} (Subscription required)</ref> và những tin tức truyền thanh theo lời tường thuật của [[Hans Fritzsche]] trình bày một cảm giác chiến thắng suốt nước Đức.<ref>{{chú thích | title = Two Broadcasts by Hans Fritzsche | url = http://www.calvin.edu/academic/cas/gpa/hf1.htm | accessdate = ngày 1 tháng 1 năm 2007}}</ref> Prien và thủy thủ đoàn của ông về đến [[Wilhelmshaven]] lúc 11 giờ 44 phút ngày [[17 tháng 10]] và lập tức được hoan nghênh như những anh hùng, khi biết được rằng Prien được tặng thưởng [[Huân chương Chữ thập sắt|Huân chương Chữ thập sắt Hạng nhất]], và mỗi người trong thủy thủ đoàn Huân chương Chữ thập sắt Hạng hai.<ref name="Snyder_p179-180">{{chú thích | last = Snyder| title = The Royal Oak Disaster | pages = 179–180}}</ref> [[Adolf Hitler|Hitler]] gửi máy bay riêng của mình đến để đưa toàn bộ thủy thủ đoàn đến [[Berlin]], nơi ông trao thêm cho Prien [[Huân chương Chữ thập sắt Hiệp sĩ]].<ref>{{chú thích | last=Williamson | first=Gordon | coauthors=Bujeiro, Ramiro | title=Knight's Cross and Oak-Leaves Recipients 1939-40 | publisher=Osprey Publishing | date=2004 | pages=20-23 | isbn=978-1841766416 | url=http://books.google.co.uk/books?id=d4vIp-yLuYsC&pg=PA20}}</ref> Phần thưởng này, lần đầu tiên được trao tặng cho một sĩ quan tàu ngầm Đức, sau này trở thành một tưởng thưởng thường lệ dành cho các chỉ huy U-Boat thành công. Dönitz được thưởng công bằng việc thăng hàm từ Đại tá lên Chuẩn Đô đốc và là Đô đốc Tư lệnh hạm đội U-Boat.<ref name="Snyder_p179-180">{{harvnb|Snyder|1976|pp=179–180}}</ref>
 
Prien được đặt biệt danh "The Bull of Scapa Flow" (Con bò Scapa Flow) và thủy thủ đoàn của ông đã trang trí tháp điều khiển của ''U-47'' bằng một biểu trưng con bò khịt mũi, sau này được lấy làm biểu tượng cho cả [[Hải đội U-boat 7]]. Bản thân ông được nhiều lời mời phỏng vấn trên radio và báo chí,<ref name="Snyder_p179-180">{{harvnb|Snyder|1976|pp=179–180}}</ref> và quyển tự truyện của ông được xuất bản một năm sau đó với tựa đề ''Mein Weg nach Scapa Flow''.{{Ref_label|I|i|none}} Được viết thuê bởi một nhà báo Đức, trong những năm sau chiến tranh một số điểm được nêu liên quan đến những sự kiện vào [[tháng mười|tháng 10]] năm [[1939]] bị đặt nghi vấn rất nhiều.<ref>{{chú thích | last = Weaver| title = Nightmare at Scapa Flow, ''Chapter 10: ''The Neger in the Woodpile}}</ref><ref>{{chú thích | last = McKee| title = Black Saturday, ''Chapter 13: ''Such Exaggerations and Inaccuracies...}}</ref>
[[Tập tin:Churchill Barrier 1.jpg|nhỏ|phải|Churchill Barrier 1 giờ đây chặn ngang eo Kirk, con đường mà Prien xâm nhập Scapa Flow]]
Báo cáo chính thức của Bộ Hải quân Anh Quốc về thảm họa lên án hệ thống phòng thủ tại Scapa Flow, khiển trách Đô đốc chỉ huy Orkney và Shetland, Sir [[Wilfred French]], về tình trạng không chuẩn bị của chúng. French bị đưa về danh sách nghỉ hưu,<ref>{{chú thích | last = Weaver | title = [[#Weaver|Nightmare at Scapa Flow]] | page = 120}}</ref> mặc dù đã lên tiếng cảnh báo vào mùa Hè trước đó về hệ thống phòng thủ chống tàu ngầm kém cỏi của Scapa Flow, và tình nguyện đích thân đưa một con tàu nhỏ hoặc tàu ngầm băng qua các tàu ụ cản để chứng minh quan điểm của mình.<ref>{{chú thích | last = Weaver | title =Nightmare at Scapa Flow | page = 123}}</ref> Theo lệnh của Churchill, các con đường tiếp cận phía Đông vào Scapa Flow được lấp kín bằng [[đường nổi]] bê-tông nối liền [[Lamb Holm]], [[Glimps Holm]], [[Burray]] và [[South Ronaldsay]] đến [[Mainland, Orkney|Mainland]]. Được xây dựng chủ yếu bởi [[tù binh|tù binh chiến tranh]] người Ý,<ref>{{chú thích | title = The Churchill Barriers | publisher = Undiscovered Scotland | url = http://www.undiscoveredscotland.co.uk/eastmainland/churchill | accessdate = ngày 3 tháng 2 năm 2007}}</ref> [[Churchill Barriers]], như chúng được gọi, cuối cùng cũng hoàn tất vào [[tháng chín|tháng 9]] năm [[1944]], cho dù chỉ được chính thức khai trương không lâu sau [[Ngày chiến thắng tại châu Âu|Ngày chiến thắng]] vào [[tháng năm|tháng 5]] năm [[1945]].<ref>{{chú thích | title = The Churchill Barriers | work = Burray | url = http://www.simontreasure.name/html/burray_.html | accessdate = ngày 3 tháng 2 năm 2007}}</ref> Giờ đây chúng là một phần của hạ tầng kiến trúc vận tải tại Orkney, mang con đường A961 giữa các hòn đảo.
Dòng 193:
'''b.''' {{Note_label|B|b|none}} Collard nóng tính đã gọi một cách nhục mạ chỉ huy dàn nhạc Percy Barnacle "tên chó chết" trước sự hiện diện của các vị khách mời, và đã phát biểu "chưa bao giờ nghe thấy âm thanh nào máu me hơn".<ref>{{chú thích | last = Glenton| title = [[#Glenton|The Royal Oak Affair]] |pages = 28-34}}</ref>
 
'''c.''' {{Note_label|C|c|none}} Dönitz nói về Prien: "Theo tôi, anh ta có đủ mọi phẩm chất cá nhân và khả năng chuyên môn cần có. Tôi trao cho anh ta toàn bộ hồ sơ về đề tài và để anh ta toàn quyền tự do chấp nhận nhiệm vụ này hay không, nếu anh ta thấy phù hợp."<ref name="doenitz">{{harvnb|Dönitz|1959|pp=67–69}}</ref>
 
'''d.''' {{Note_label|D|d|none}} Tài xế taxi tên Robbie Tullock. Ông không nhận thấy ''U-47'' băng qua trước đèn pha của xe mình.<ref name="weaver_ch3">{{harvnb|Weaver|1980|loc="Chapter 3: ''The Car on the Shore"}}</ref>