Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Tôn Vũ”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
AlphamaEditor, Executed time: 00:00:02.0685117 using AWB
Dòng 5:
|caption = Tôn Tử, tranh vẽ thời [[nhà Minh]]
|birth_date = 544 TCN
|birth_place = Lạc An ,[[nước Tề]]
|death_date = 496 TCN
|occupation = Tướng lĩnh và binh lược gia
Dòng 15:
 
== Nguồn gốc ==
Một nghiên cứu gần đây cho rằng, tổ tiên Tôn Vũ là [[Tôn Thúc Ngao|Vĩ Ngao]] (tự Tôn Thúc), người làng Bạch Thổ<ref>Còn gọi là núi Tôn Gia, nay là phụ cận núi Vũ Đài. Núi Vũ Đài cách khu [[Phù Lăng]], [[Trùng Khánh]] 12 km về phía đông</ref>, bên hồ Hải Tử thuộc Dĩnh Đô<ref>Nay là quận [[Sa Thị]], địa cấp thị [[Kinh Châu]], [[Hồ Bắc]]</ref> . Đời [[Sở Trang vương|Sở Trang Vương]], được phong làm '''lệnh doãn''' ('''令尹'''). Sau khi ông mất, theo lời khuyên của lệnh doãn Ưu Mạnh, vua Sở Trang vương phong 400 hộ của đất Tẩm Khâu<ref>Nay là [[Cố Thủy]], [[Hà Nam (Trung Quốc)|Hà Nam]]</ref> , cho người con của Ngao để thờ phụng ông. Vài năm sau đó, trong nước xảy ra nội loạn, các hoàng thân tranh giành quyền lực, cộng thêm sự lên mạnh của các nước chư hầu phía Đông như [[Ngô (nước)|Ngô]], [[Việt (nước)|Việt]] đã mang quân tấn công vào lãnh thổ Sở, chiếm được nhiều đất đai của Sở. Gia tộc họ Vĩ vì không muốn sống trong loạn binh đao, nên đã tị nạn đến đất Lạc An nước Tề (nay là Huệ Dân, tỉnh Sơn Đông), đổi sang họ Tôn để ghi nhớ quê hương gốc tổ ở Tôn Gia sơn.
 
== Tiểu sử ==
Tôn Vũ tên chữ là '''Trưởng Khanh''', sinh năm 545 TCN, tức năm [[Chu Linh vương|Chu Linh Vương]] thứ 27, [[Tề Cảnh công|Tề Cảnh Công]] năm thứ 3 ngày 28 tháng 8, người [[Lạc An (định hướng)|Lạc An]] [[tề (nước)|nước Tề]].<ref>Tào Nghiêu Đức, Truyện Tôn Tử, Nhà xuất bản Hà Nội, 2001, trang 26</ref> Vì nội loạn nên gia đình phải chạy đến La Phù Sơn ở ngoại thành [[Cô Tô]] là kinh đô của [[ngô (nước)|nước Ngô]], cầy cấy dệt cửi để sinh sống, để ông tâm nghiên cứu binh pháp. Thời gian này Tôn Vũ với [[Ngũ Tử Tư]] ( trọng thần [[ngô (nước)|nước Ngô]]) kết thành mối quan hệ bằng hữu gắn bó. [[Ngũ Tử Tư]] liền tiến cử Tôn Vũ với Ngô vương. Tôn Vũ dâng 13 chương binh pháp lên Ngô vương là [[Ngô Hạp Lư|Hạp Lư]], được Ngô vương rất tán thưởng, Tôn Vũ dùng ngay các cung nữ để diễn tập binh pháp, chém mỹ nhân để thị uy, khiến Ngô vương rất nể vì, lệnh cho làm thượng tướng quân, rồi phong làm quân sư. Tôn vũ sau đó cùng với Ngũ Tử Tư trợ giúp Ngô vương cải cách chính sự, tăng cường quốc lực.<ref>Đức Thành, Binh pháp Tôn Tử, Nhà xuất bản Văn hoá thông tin, 2006, trang 608</ref> [[Tư Mã Thiên]] viết trong [[Sử Ký (định hướng)|Sử Ký]]: ''[[Ngô Hạp Lư|Hạp Lư]] biết Tôn Tử có tài dùng binh và cho Tôn Tử làm tướng. Phía tây quân Ngô phá [[sở (nước)|nước Sở]] mạnh, đi vào đất Sính; phía bắc uy hiếp [[tề (nước)|nước Tề]], [[tấn (nước)|nước Tấn]], nổi tiếng ở chư hầu, Tôn Tử có công ở đấy''.<ref>Tư Mã Thiên, Sử ký, Nhà xuất bản Văn học, 1971, trang 321</ref> Tuy nhiên có mấy vấn đề luôn gây ra sự tranh cãi kịch liệt từ trước đến nay; Tôn Vũ sinh vào năm nào, rốt cuộc Tôn Vũ đã thân chinh chỉ huy bao nhiêu trận đánh. Vừa qua giới nghiên cứu lịch sử cổ đại Trung Quốc khi đã nghiên cứu, đối chiếu, tổng hợp, so sánh từ các sử liệu: ''[[Ngô Việt Xuân Thu]], [[Việt sắc thư]], [[Tả truyện]], [[Sử Ký (định hướng)|Sử ký]]''... đã đưa ra kết luận: ''Trong sự nghiệp quân dịch của mình, Tôn Vũ trực tiếp chỉ huy năm trận đánh và chính năm trận chiến "để đời" này đã góp phần đưa tên tuổi của ông bất hủ cùng thời gian'' <ref>Đức Thành SĐD, trang 608</ref>
=== Lần chỉ huy thứ nhất ===
Tháng 12 năm 512 TCN, khi đó Ngô vương là [[Ngô Hạp Lư|Hạp Lư]] ra lệnh cho Tôn Vũ chỉ huy quân tiêu diệt hai nước nhỏ là nước Chung Ly và [[từ (nước)|nước Từ]]. Trong lần cầm quân đầu tiên này, Tôn Vũ đã xuất sắc hạ gọn hai nước trên đồng thời thừa thắng chiếm được đất Thư thuộc [[sở (nước)|nước Sở]], lập công lớn, được Ngô vương ban thưởng.