Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Phát triển kinh tế”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n →‎Lý thuyết phát triển phụ thuộc: sửa chính tả 3, replaced: Châu Mỹ → châu Mỹ using AWB
n →‎Trường phái cơ cấu: stub sorting, replaced: hế kỷ 20 → hế kỷ XX using AWB
Dòng 15:
 
===Trường phái cơ cấu===
[[Thập niên 1940]], giới nghiên cứu kinh tế học ở [[Mỹ Latinh]] cho rằng thuyết thương mại tự do để phát huy lợi thế so sánh cho phát triển kinh tế theo lý luận của [[David Ricardo]] không phù hợp nữa. Ricardo cho rằng các nước giàu tài nguyên có thể phát triển kinh tế bằng cách xuất khẩu nguyên liệu thô. Theo các nhà kinh tế học Mỹ Ltinh, Ricardo đưa ra thuyết đó vì nước [[Anh]] không có lợi thế về tài nguyên thiên nhiên và nông nghiệp, song có lợi thế về [[khu vực chế tạo]]; và vì vậy nước Anh cần theo đuổi thương mại tự do để có thể [[nhập khẩu]] nguyên liệu và [[xuất khẩu]] hàng chế tạo. Tuy nhiên, đầu [[thế kỷ 20XX]], [[Hoa Kỳ|Mỹ]] vươn lên thành nền kinh tế lớn nhất thế giới. Nước này có gần như đủ loại tài nguyên thiên nhiên, có nền nông nghiệp và khu vực chế tạo phát triển. Mỹ đã không đi theo đường lối thương mại tự do; và chính sự bảo hộ nông nghiệp của Mỹ đã làm cho xuất khẩu nông sản- đầu tàu phát triển kinh tế- của Mỹ Latinh bị đình trệ trong [[thập niên 1920]] và [[thập niên 1930]].
 
Từ lập luận như thế, các nhà kinh tế học Mỹ Latinh chủ trương rằng: muốn phát triển kinh tế thì phải chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng giảm dần tỷ trọng của khu vực sơ khai (nông, lâm, ngư nghiệp và khai thác khoáng sản) và tăng dần tỷ trọng của khu vực chế tạo và khu vực dịch vụ. Trong quá trình chuyển dịch cơ cấu đó, công nghệ là thiết yếu. Quan sát mô hình phát triển kinh tế của [[Phổ (quốc gia)|Phổ]], theo đó trong khi nông nghiệp còn đang là khu vực chủ đạo của nền kinh tế, thì công nghiệp nặng đã được Nhà nước ưu tiên phát triển làm động lực cho công nghiệp hóa, các nhà kinh tế học theo trường phái cơ cấu chủ trương rằng nhà phát triển kinh tế cần phải có sự can thiệp của Nhà nước.