Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Nhật đảo chính Pháp tại Đông Dương”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n xóa nguồn tự xb hoặc chết using AWB
Dòng 30:
== Bối cảnh ==
 
Ngay từ năm 1940, Pháp đã có những động thái khiến [[Đế quốc Nhật Bản]] từng bước trở thành người kiểm soát Đông Dương. Trong hiệp ước Tokyo 1940, Pháp chấp nhận hầu hết các yêu cầu của Nhật, trong đó có các điều khoản liên quan đến việc nền kinh tế Đông Dương phải phục vụ Nhật tấn công miền Nam Trung Quốc. Ngày 25/09/1940, dù được trang bị hùng hậu nhưng Pháp vẫn bất lực khi Nhật tấn công biên giới Việt - Trung. Pháp tiếp tục phải nhượng bộ Nhật. Hiệp ước Tokyo 1941, quy định Nhật được hưởng những ưu đãi đặc biệt tại Đông Dương. Theo đó Nhật được sử dụng mọi phương tiện giao thông, kiểm soát hệ thống đường sắt, tàu biển tại các cảng ở Đông Dương với trọng tải 200.000 tấn. Từ năm 1940 đến 1945 chính quyền thực dân Pháp phải đóng cho Nhật Bản một số tiền là 723.786.000 đồng. Ngoài ra, Nhật Bản cũng yêu cầu chính quyền Pháp phải để 50% giá trị nhập khẩu và 15% giá trị xuất khẩu của Đông Dương cho các công ty thương mại của Nhật. Chính vì vậy, hầu hết các mặt hàng xuất khẩu của Đông Dương trong hai năm 1942-1943 như than, kẽm, cao su, xi măng đều được xuất sang Nhật. Tính đến năm 1941 các ngành khai khoáng chính ở Đông Dương như: măng-gan, sắt, phốt-phát, quặng crôm…, tư bản Nhật chiếm gần 50% số vốn đầu tư của các công ty nước ngoài. Về quân sự, Pháp phải có trách nhiệm hỗ trợ Nhật khi Nhật tham chiến. Về chính trị, Nhật từng bước làm giảm ảnh hưởng chính trị của Pháp và các phe nhóm thân Pháp<ref name=btlsvn>http://baotanglichsu.vn/portal/vi/Tin-tuc/Theo-dong-lich-su/2014/09/3A9242A5/</ref>
 
== [[Đế quốc Nhật Bản]] đảo chính Pháp tại Đông Dương ==
 
16 giờ ngày 9/3/1945, đại diện Nhật tới Phủ Toàn quyền của Pháp ở Sài Gòn thảo luận và chuẩn bị văn kiện về việc Pháp cung cấp gạo cho Nhật trong năm 1945. Tới 18 giờ cùng ngày, Đại diện Nhật trao tối hậu thư đòi chính quyền Pháp phải trao toàn bộ quyền kiểm soát Đông Dương cho Nhật và Pháp phải trả lời trước 21 giờ cùng ngày. Tới 21 giờ 20, Pháp chưa trả lời, Nhật tiến hành tấn công Pháp. Phía Pháp không có bất kỳ sự kháng cự nào, quân Nhật nhanh chóng chiếm được Phủ Toàn quyền, giam giữ Toàn quyền Đông Dương và hầu hết các quan chức cao cấp của thực dân Pháp. Đến chiều ngày 10-3, quân Pháp đầu hàng, phát xít Nhật làm chủ các vùng đô thị lớn như Hà Nội, Hải Phòng, Huế, Sài Gòn và nhiều tỉnh lỵ… Những đơn vị quân Pháp còn cố thủ ở Cà Mau, Biển Hồ (Campuchia), một số vùng ở Bắc Đông Dương cũng lần lượt bị thất thủ, chỉ còn một số tàn quân chạy qua biên giới Việt-Trung. Với sự kiện này, lực lượng quân sự Pháp hoàn toàn tan rã, bộ máy thống trị của thực dân Pháp đầu hàng, bị cầm tù hoặc đang tâm làm tay sai cho phát xít Nhật. Trên thực tế toàn bộ Đông Dương đã trở thành thuộc địa của phát xít Nhật<ref name="btlsvn"/>.
 
== Kết quả ==