Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Nguyễn Văn Giai”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 1:
{{otheruses4|một nhà thơ, đại thần [[nhà Hậu Lê]]|một nhà thơ châm biếm cùng tên sống vào cuối thế kỷ 19|Ba Giai}}
{{dablink|Nguyễn Văn Giai còn là tên của '''[[Ba Giai]]'''.}}
'''Nguyễn Văn Giai''' ([[chữ Hán]]: 阮文階, [[1553]] - [[1628]]<ref name="phc31415">Phan Huy Chú, sách đã dẫn, tr 314-315</ref>) là một [[Tam nguyên]] [[Hoàng giáp]], từng giữ chức [[Tể tướng]], tước [[Thái bảo]], Quận công, công thần "khai quốc" thời Lê trung hưng, nổi tiếng chính trực và biết giữ nghiêm pháp luật triều đình, có công bình định nhà Mạc, đồng thời cũng là một nhà thơ thời [[Nhà Hậu Lê|Lê]]-[[Chúa Trịnh|Trịnh]].
 
== Tiểu sử ==
Ông sinh vào đêm 22 tháng Chạp năm Giáp Dần, tức ngày [[14 tháng 1]] năm [[1553]], là người thôn Phù Lưu Trường, huyện Thiên Lộc, [[phủ Đức Quang]], trấn Nghệ An (nay là xã Ích Hậu, huyện [[Lộc Hà]], tỉnh [[Hà Tĩnh]]). Xuất thân trong một gia đình có tổ tiên từng nhiều đời đỗ đạt nhưng đến đời người bố Nguyễn Văn Củng, thì chỉ còn là một khóa sinh nghèo. Vốn có sức khỏe bẩm sinh, Nguyễn Văn Giai vừa làm đủ các nghề khó nhọc vừa theo học.
 
==Sự nghiệp==
Dòng 12:
Tháng 8 năm 1580, nhà Hậu Lê mở khoa thi Hội đầu tiên ở sách [[Vạn Lại]], ông đi thi tiếp, đỗ Hội nguyên<ref name=DVSK22>[http://www.informatik.uni-leipzig.de/~duc/sach/dvsktt/dvsktt22.html Đại Việt Sử ký toàn thư: Kỷ nhà Lê - Thế Tông Nghị hoàng đế]</ref><ref>[http://www.hannom.org.vn/detail.asp?param=1182&Catid=564 Văn miếu Hà Nội: Văn bia số 18]</ref>(đệ nhị giáp tiến sĩ xuất thân), rồi vào thi Đình đỗ luôn Đình nguyên nhị giáp Tiến sĩ<ref name="phc314">Phan Huy Chú, sách đã dẫn, tr 314</ref>. Ông là vị [[Tam nguyên]] đầu tiên của thời [[Lê trung hưng]].
 
Ngay trong năm này, Nguyễn Văn Giai được [[Trịnh Tùng]] bổ nhiệm chức Tán ký lục trong quân đội. Ông đóng vai trò tham mưu kế sách quân sự trong trướng cho Trịnh Tùng, đóng góp công lao vào việc đánh bại nhà Mạc, chiếm kinh thành [[Thăng Long]] năm 1592<ref name="phc314"/>. Năm sau, Nguyễn Văn Giai được thăng chức Đề hình Giám sát Ngự sử.
 
Năm 1608, ông được thăng làm Đô ngự sử. Lúc đó nhà Lê làm chủ Bắc Bộ, bắt đầu giao hiếu với nhà Minh. Trịnh Tùng giao cho ông và [[Đỗ Uông]] tới [[Nam Quan]] để hội khám nhưng tướng nhà Minh không đến<ref name="phc314"/>.
 
Năm 1609, ông lại vâng mệnh lên Nam Quan hội khám cùng vua Lê. Năm đó gặp tướng nhà Minh. Sau khi tiếp kiến trở về, ông được thăng làm Tham tụng, Thượng thư bộ Lại, nắm việc cả 6 Bộ kiêm Đô ngự sử, Thiếu bảo, Lễ quận công<ref name="phc315">Phan Huy Chú, sách đã dẫn, tr 315</ref><ref name=DVSK23>[http://www.informatik.uni-leipzig.de/~duc/sach/dvsktt/dvsktt23.html Đại Việt Sử ký toàn thư: Kỷ nhà Lê - Kính Tông Huệ hoàng đế]</ref>.
 
Năm 1623, con thứ của Trịnh Tùng là Trịnh Xuân gây biến. Vua [[Lê Thần Tông]] phải chạy vào [[Thanh Hóa]]. Nguyễn Văn Giai tham gia bày mưu giúp chúa Trịnh dẹp yên biến loạn. Sau đó ông có công cùng đi đánh [[Mạc Kính Khoan]][[Cao Bằng]], được thăng làm Thiếu úy, gia phong Dực vận tán trị công thần, rồi thăng làm Thái bảo, được xem là người có công lao đứng đầu lúc đương thời<ref name="phc315"/>.
 
Ông mất khi đang tại chức ngày 13 tháng giêng năm [[Mậu Thìn]], tức [[27 tháng 2]] năm [[1628]]<ref name=DVSK23 />, thọ 75 tuổi. Triều đình truy tặng ông là Đại tư đồ, thụy là '''Cẩn Độ'''.
 
== Đóng góp ==
Dòng 31:
Ông còn là một [[nhà thơ]] Nôm nổi danh, có cái cười trào tiếu và triết lý thâm thúy về mọi sự ở đời, tuy số lượng thơ để lại không nhiều.
 
:''Ba vua, bốn chúa, bảy thằng con,
:''Trên chửa lung lay, dưới chửa mòn.
:''Công nghiệp chưa thành sanh cũng uổng
:''Quan tài sẵn đó chết thì chôn.
:''Giang hồ, lang miếu, trời đôi ngả,
:''Bị gậy, cân đai, đất một hòn.
:''Cũng muốn sống thêm dăm tuổi nữa,
:''Sợ ông Bành Tổ tống đồng môn
 
==Hình ảnh công cộng==