Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Tào Phương”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
→‎Tào Sảng nhiếp chính: bỏ đoạn ít không liên quan tới nhân vật chính
→‎Tư Mã Ý nhiếp chính: bớt thông tin không liên quan đến nhân vật
Dòng 17:
Tư Mã Ý làm cho Tào Sảng mất cảnh giác, ngầm chờ thời cơ nổi dậy. Năm 249, khi Tào Sảng dẫn Ngụy Phế Đế đi viếng miếu Liệt Tổ của tiên hoàng Ngụy Minh Đế, Tư Mã Ý bèn nổi dậy, đem quân tiến chiếm kinh thành, buộc Quách thái hậu ban chiếu kể tội Tào Sảng lộng quyền làm bại hoại chính sự. Tào Sảng mất hết uy quyền, rồi bị giết chết. Từ đó, Tư Mã Ý chính thức nắm quyền trong triều.
 
== Họ Tư Mã Ý nhiếp chính==
 
Từ sau khi nắm quyền nhiếp chính, Tư Mã Ý ra sức gây uy thế trong triều. Vua Phế Đế Tào Phương không có quyền, đã vậy còn buộc phải ban cho Tư Mã Ý lễ [[cửu tích]] (tức là 9 ơn huệ của nhà vua ban cho bề tôi có công), nhưng Tư Mã Ý giả vờ từ chối. Thời Tư Mã Ý nắm quyền, ra sức thanh lọc bộ máy quan lại, bài trừ tệ nạn [[tham nhũng]].
Năm 249, viên tướng trấn giữ thành Thọ Xuân (nay thuộc thành phố Thọ Châu, địa cấp thị Lữ An, tỉnh An Huy) là Vương Linh âm mưu với Sở vương [[Tào Bưu]] (曹彪) định lật đổ Tư Mã Ý chuyên quyền. Nhưng nhanh chóng, cuộc nổi loạn này bị dập tắt, khi Tư Mã Ý đem quân đánh thành Thọ Xuân, hai viên tướng của [[Vương Linh]] là [[Hoàng Hoa]] (黃華) và [[Dương Hoằng]] (楊弘) phản bội Vương theo họ Tư Mã. Năm Mã Ý bèn sai người gửi thư khuyên hàng, hứa sẽ bảo đảm tính mạng cho Vương – Tào, nhưng 2 người quyết không chịu hàng, cuối cùng phải tự sát. Cuộc dấy nghĩa thất bại. Một năm sau đó,251 Tư Mã Ý qua đời, giao quyền lại cho con trai trưởng là Tư Mã Sư nắm giữ (sau này, nhà Tấn truy hiệu cho Tư Mã Ý là Tấn Cao Tổ Tuyên hoàng đế).
Năm 252, khi hay tin vua Đông Ngô là [[Tôn Quyền]] (hiệu là Đông Ngô Thái Tổ - Hiếu Đại hoàng đế) băng hà, con nhỏ là [[Tôn Lượng]] (tức Đông Ngô Phế Đế) lên ngôi, Tư Mã Sư bèn mở chiến dịch tấn công Đông Ngô. Nhưng chiến dịch này cuối cùng bị thất bại bởi Đông Ngô vẫn có lợi thế hơn, lại có danh tướng Gia Cát Khác (con của Gia Cát Cẩn – anh trai của nhà quân sư nổi tiếng Gia Cát Lượng) làm nhiếp chính cho Ngô. Tuy nhiên, Tư Mã Sư vẫn nắm được quyền, ông cũng tự nhận lỗi của mình và thăng thưởng cho những viên quan đã can ngăn chiến dịch này. Rút kinh nghiệm thất bại này, năm sau (253), Tư Mã Sư lại xuất quân lần nữa, và kết quả là đại thắng Đông Ngô.
Từ khi nắm quyền, [[Tư Mã Sư]] chuyên hết mọi việc, khiến Phế Đế Tào Phương lấy làm bất bình. Phế Đế vốn chỉ tin tưởng một viên đại thần tên là Lý Phong, khi bàn chính sự với Lý, thường bày tỏ nỗi bất bình về sự chuyên quyền của họ Tư Mã. Tư Mã Sư biết tin đó, bèn bí mật bắt giam Lý Phong, hành hạ ông ta đủ điều, ép phải khai ra những điều đã bí mật bàn luận với Phế Đế, nhưng Lý Phong một mực không chịu khai, cuối cùng bị chém chết. Sau đó, Tư Mã Sư ra tay thanh trừng những người cùng phe cánh với Lý Phong như Hạ Hầu Huyền và Trương Tập, khép Lý – Hạ Hầu – Trương tội danh phản quốc, ban án tru di tam tộc, Phế Đế chỉ biết bất lực rơi lệ khi thấy bề tôi trung của mình bị giết. Sự kiện đó xảy ra vào năm 254. Sau đó, Tư Mã Sư ép vua phải phế truất Trương hoàng hậu, đưa người con gái khác là Vương Thị lên thay.
Càng ngày, Phế Đế Tào Phương càng căm hận Tư Mã Sư, lúc đó, có người bày kế cho vua rằng sẽ giúp vua lấy lại quyền lực, âm mưu được bày ra là : vua hãy sai thích khách chặn ở thành Trường An, em của Tư Mã Sư là Tư Mã Chiêu sẽ đến đó trấn giữ, nhân đó mà cho thích khách ra giết [[Tư Mã Chiêu]], rồi cướp lấy quân đội của Chiêu, lấy quân đó mà chống lại Tư Mã Sư. Dù thấy kế hoạch hay, nhưng Phế Đế lại lo ngại, chần chừ không quyết, cuối cùng âm mưu bị bại lộ, Tư Mã Sư sợ hãi, quyết ra tay hạ bệ vua. Lấy danh nghĩa là vua bị bệnh điên, rồi phế truất vua, giáng Phế Đế làm Tề Vương.
 
==Cuộc sống sau khi bị phế==