Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Phaolô Tống Viết Bường”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Ritity (thảo luận | đóng góp)
Dòng 35:
Tống Viết Bường sinh vào khoảng năm [[1773]] tại [[Phủ Cam]] gần [[kinh thành Huế]], trong một gia đình [[Giáo hội Công giáo Rôma|Công giáo]] và có chức tước trong triều đình lúc bấy giờ. Lớn lên, ông đi lính cho triều đình, và được cất nhắc nhờ tính tình lanh lợi và can đảm. Vua [[Minh Mạng]] giao cho ông cai quản một [[cai đội]] khoảng 50 người, sau đó ông còn được làm đến chức [[quan thị vệ]].
 
Vào năm [[1831]], có [[Nổi dậy ở Đá Vách thời Nguyễn|cuộc nổi loạn]] tại vùng Đá Vách thuộc tỉnh [[Quảng Ngãi]], vua Minh Mạng sai ông đi dẹp loạn. Sau khi trở về, lúc ông báo cáo với nhà vua về tình hình thì nhà vua hỏi "có đến [[chùa Non Nước]] không?", ông trả lời "không", vì ông là người [[Giáo hội Công giáo Rôma|Công giáo]] nên không đi vào [[chùa]]. Điều đó khiến vua [[Minh Mạng]] nổi giận, và bắt ông bỏ đạo. Ông không chịu, và thế là ông bị đánh 80 [[trượng]], phế bỏ mọi chức tước, và phải đi hầu hạ trong trại lính. Nhưng nhờ ông [[hối lộ|đút lót tiền]] cho quan nên ông được thả về. Tháng 12 năm [[1832]], khi chuẩn bị ra sắc lệnh cấm đạo [[Giáo hội Công giáo Rôma|Công giáo]], nhà vua cho kiểm tra danh sách những thị vệ theo Công giáo, nhưng lại thấy thiếu tên ông, vua liền ra lệnh bắt ông tống giam. Trong thời gian ở trong tù, ông bị tra khảo và nhục hình khoảng 3 lần mỗi tháng để buộc ông bỏ đạo. ÔngVì không chịu bỏ đạo, ông bị đem ra chém đầu vào ngày [[23 tháng 10]] năm [[1833]], và còn bị bêu đầu giữa chợ.
 
Vào ngày [[27 tháng 5]] năm [[1900]], ông được [[Giáo hoàng Lêô XIII]] phong [[chân phước]]. Vào ngày [[19 tháng 6]] năm [[1988]], [[Giáo hoàng Gioan Phaolô II]] phong [[thánh (Kitô giáo)|hiển thánh]] cho ông.