Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Lý Khắc Dụng”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
nKhông có tóm lược sửa đổi
Dòng 1:
'''Lý Khắc Dụng''' ([[chữ Hán]]: 李克用, [[856]]-[[908]]), vốn có họ '''Chu Tà''' ([[chữ Hán]]: 朱邪), còn đọc là Chu Gia hay Chu Da ([[chữ Hán]]: 朱爷). Ông là danh tướng cuối đời nhà Đường, người bộ tộc [[Sa Đà]], dân tộc [[Tây Đột Quyết]]. Sau khi con trai ông là [[Lý Tồn Úc]] kiến lập nhà [[Hậu Đường]] (vào năm [[923)]], ông được truy tôn làm Hậu Đường Thái Tổ.
 
==Xuất thân==
Dòng 67:
:Họa sĩ đến Hà Đông không lâu thì bị bộc lộ thân phận, bị Lý Khắc Dụng bắt được. Ban đầu ông rất tức giận, nhưng sau đó lại nói với tả hữu: ''“Ta bị hỏng một mắt là sự thật, cứ để hắn đến vẽ cho ta một bức, xem xem hắn vẽ ta như thế nào!?”''
:Khi họa sĩ được đưa đến, Lý Khắc Dụng quát mắng: ''“Dương Hành Mật phái nhà ngươi đến vẽ hình của ta, như thế nhà ngươi nhất định là họa sĩ giỏi, nếu như ngày nay nhà ngươi vẽ ta không tốt, thì bậc thềm dưới kia là nơi nhà ngươi chôn mình!”''
:Họa sĩ vái lạy rồi bắt đầu đặt bút vẽ tranh. Bấy giờ đang là mùa hạ oi bức, Lý Khắc Dụng cầm trên tay một cây quạt tám cạnh, họa sĩ vẽ cạnh quạt che mất nửa mặt của ông, khuất mấtđi con mắt bị chột. Ông xem tranh rồi nói: ''“Đây là nhà ngươi nịnh nọt, lấy lòng ta!”'' rồi ném trả bức tranh đi, bắt họa sĩ vẽ lại.
:Họa sĩ rất thông minh, lập tức vẽ ngay một bức tranh Lý Khắc Dụng đang giương cung đặt tên, vì vậy một mắt phải nhắmnheo lại để ngắm đích. Ông rất vui, đem vàng lụa trọng thưởng cho họa sĩ rồi thả ông ta đi.
 
Người đời sau thêm thắt vào câu chuyện này, gán cho những nhân vật khác, những tư thế khác của nhân vật. Ví dụ: không chỉ là giương cung đặt tên, mà còn quỳ gối gương cung đặt tên, hoặc quỳ gối bẻ gẫy cung, vừa che được chỗ mắt hỏng, mà còn giấu được tật ở chân.
Dòng 173:
Năm Thiên Phục thứ 2 (902), quân Tấn tiến đánh Tấn, Giáng, đại bại ở huyện Bồ, quân Lương thừa thắng phá 3 châu Phần, Từ, Thấp, rồi vây Thái Nguyên. Lý Khắc Dụng hoảng sợ, muốn chạy về Vân Châu, Lý Tồn Tín lại khuyên ông ta chạy sang Hung Nô. Vợ ông là Lưu thị nói: Tồn Tín xuất thân là đứa trẻ chăn dê mới bày ra mưu ấy, Lý Tự Chiêu cũng khuyên ông vững lòng. Không lâu sau, quân Lương gặp bệnh dịch, phải lui về. Chu Đức Uy giành lại 3 châu Phần, Từ, Thấp.
 
===Dằn lòng cứu Yên, lâm chung bangiao tên===
====Dằn lòng cứu Yên====
Năm Thiên Phục thứ 4 (904), Chu Ôn ép Chiêu Tông dời đô đến Lạc Dương, đổi niên hiệu là Thiên Hữu. Lý Khắc Dụng không công nhận niên hiệu Thiên Hữu, vẫn dùng niên hiệu Thiên Phục.
Dòng 185:
Ngày tân mão, tháng giêng, năm Thiên Hữu thứ 5 (908), Lý Khắc Dụng mất, hưởng thọ 53 tuổi. Con trai Lý Tồn Úc nối nghiệp, an táng ông ở Nhạn Môn.
 
====Lâm chung giao mũi tên====
Sách “Ngũ đại sử khuyết văn” của Vương Vũ Xưng, người đời [[nhà Tống|Tống]], chép rằng:
:Lý Khắc Dụng vào lúc lâm chung, giao cho Lý Tồn Úc 3 mũi tên, nói rằng: “Cha con Lưu Nhân Cung phản bội ta, [[Gia Luật A Bảo Cơ]] của [[Khiết Đan]] bội ước với chúng ta, [[Chu Ôn]] và chúng ta không đội chung trời, ta giao cho con 3 mũi tên, mũi thứ nhất mong con thảo phạt Lưu Nhân Cung, mũi thứ 2 mong con đánh bại Khiết Đan, mũi thứ 3 mong con tiêu diệt Chu Ôn. Hy vọng con sẽ hoàn thành 3 nguyện vọng của ta.”
Dòng 198:
==Đánh giá==
===Hữu dũng vô mưu===
Lý Khắc Dụng tuổi trẻ công cao, bộc lộ bản tính cuồng vọng. Ông đã lựa chọn một chiến lược rất ngu xuẩn là đánh ra bốn mặt, phạm phải đại kị của binh gia. Ông có nhiều địa bàn, nhưng không có cách nào trị lý, củng cố. Vì thế những khu vực thuộc về ông, hay thần phục ông thường hay làm phản.

Lại thêm bộ hạ của ông quân kỷ bại hoại, không được lòng người. Do thếđó, chiến tranh liên miên, chiến thắng hiển hách, nhưng hiệu quả không lớn. Những chính sách và thủ đoạn lôi kéo đồng minh thì Chu Ôn cao tay hơn hẳn, nên Lý Khắc Dụng dần dần rơi vào thế hạ phong.
 
===Thưởng phạt bất minh===
Hàng 214 ⟶ 216:
Lưu Nhân Cung nguyên là bộ hạ của Lư Long tiết độ sứ Lý Khuông Uy ở U Châu, lĩnh binh trấn thủ Úy Châu. Anh em Khuông Uy, Khuông Trù tranh giành chức vị, tình hình U Châu hỗn loạn. Quân Úy Châu oán giận do lâu ngày không được về nhà, đưa Nhân Cung lên làm thủ lĩnh, phát động binh biến. Ông ta tiến về U Châu, đến Cư Dung Quan thì bị đánh bại, chạy đến Tấn Dương, đầu hàng Lý Khắc Dụng. Nhân Cung đem tình hình U Châu nói rõ với Khắc Dụng, nên được hậu thưởng, còn được ban cho đất đai ruộng vườn, rất sủng ái tín nhiệm.
 
Sau khi Lý Khắc Dụng lấy được U Châu, để Nhân Cung làm Lưu hậu. Vào lúc Khắc Dụng giao chiến Ngụy Châu, mượn quân U Châu, Nhân Cung lấy cớ đề phòng Khiết đanĐan nên không còn 1 binh 1 tốt nào. Năm sau, Chu Ôn đánh Duyện, Vận, Khắc Dụng lại mượn quân U Châu, liên tiếp phái sứ giả đến thôi thúc. Nhân Cung chẳng những không phát binh, mà còn dùng hậu lễ dụ dỗ tướng lĩnh Hà Đông làm phản. Lý Khắc Dụng tự mình làm tướng, phát binh chinh thảo. Vì ông không để Nhân Cung vào mắt, khinh địch say rượu, nên bị Nhân Cung phản kích đánh bại.
 
==Gia đình==