Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Khang Hi”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n replaced: → using AWB
Dòng 55:
== Lên ngôi ==
[[Tập tin:Young Kangxi.jpg|nhỏ|trái|200px|Chân dung của Hoàng đế Khang Hi lúc trẻ]]
Khang Hi Đế tên thật là '''Huyền Diệp''' (玄燁; {{lang-mnc|ᡥᡳᠣᠸᠠᠨ<br />ᠶᡝᡳ|v=hiowan yei|a=hiuwan yei}}), họ [[Ái Tân Giác La]], sinh vào ngày [[18 tháng 3]] (tức ngày [[4 tháng 5]] dương lịch) năm Thuận Trị thứ 14 ([[1654]]) tại [[Cảnh Nhân cung]], [[Tử Cấm Thành, Bắc Kinh]]. Ông Là con trai thứ ba của [[Thanh Thế Tổ]] Thuận Trị Hoàng đế, mẹ ông là [[Hiếu Khang Chương hoàng hậu]] Đông Giai thị, vốn là [[Bát kỳ|Hán Quân Chính Lam kỳ]], sau được nhập vào [[Mãn Châu]] [[Bát kỳ|Tương Hoàng kỳ]].
 
Từ nhỏ, Huyền Diệp đã được chú ý dạy dỗ chu đáo và tỏ ra thông minh ham học, lên 5 tuổi bắt đầu học hành<ref>Thương Thánh, sách đã dẫn, tr 609</ref><ref name="ckh390">Cát Kiếm Hùng, sách đã dẫn, tr 390</ref>. Khoảng lúc này, ông bị mắc bệnh [[đậu mùa]], gần như là một loại bệnh không thể nào chữa trị được, thế nhưng ông cuối cùng lại sống sót qua khỏi, điều này đã khiến cha ông là Thuận Trị Đế ấn tượng và chú ý ông hơn. Nhà Hán học [[Herbert Giles]] ghi chép lúc đương thời, mô tả ông là một người tương đối cao và có thân hình cân đối, ông rất thích các môn [[thể dục]] hay luyện tập của phái nam và dành hẳn 3 tháng mỗi năm để thực hiện săn bắn, một loại hình vận động truyền thống của các Hoàng đế thời cổ đại. Mắt ông to và sáng bừng cả mặt, có thể thấy vài đốm nhỏ do di chứng của căn bệnh đậu mùa{{sfn|Giles|1912|p=40}}.
 
Năm Thuận Trị thứ 18 ([[1661]]), ngày [[2 tháng 1]] (âm lịch), Huyền Diệp mới lên 8 tuổi thì Thuận Trị Đế đã lâm bệnh nặng nằm liệt giường. Mẹ của Thuận Trị Đế, cũng là bà nội của Huyền Diệp là [[Hiếu Trang Văn hoàng hậu|Hiếu Trang Hoàng thái hậu]] ủng hộ việc lập Huyền Diệp lên kế vị. Thuận Trị Đế bèn tuyên bố lấy cớ Huyền Diệp từng mắc [[đậu mùa]] mà khỏi, cho là điềm lành, ra chỉ bố cáo lập Huyền Diệp trở thành [[Thái tử]], đồng thời bổ nhiệm 4 đại thần làm phụ chính là [[Sách Ni]], [[Tô Khắc Tát Cáp]], [[Át Tất Long]] và [[Ngao Bái]].
 
Sang ngày [[6 tháng 1]] (tức ngày [[4 tháng 2]] dương lịch) cùng năm, Thuận Trị Đế giá băng. Ngày [[7 tháng 2]] (tức ngày [[5 tháng 2]] dương lịch), Hoàng tam tử Huyền Diệp đăng cơ. Định sang năm sau ([[1662]]) là [[niên hiệu]] là '''Khang Hi''' (康熙), sử gọi là '''Khang Hi Đế''' (康熙帝).
Dòng 208:
Theo [[Dịch Trung Thiên]], cách nói trên chỉ để lừa gạt bọn vô học dân chợ búa, nói thế không chỉ để hạ thấp Ung Chính Đế mà còn là xem thường Khang Hi<ref name=":0">Dịch Trung Thiên, sách đã dẫn, tr 370</ref>. Người tạo ra cách nói trên không hiểu được quy chế vương triều Thanh, khi nói di chiếu "Truyền vị Thập tứ tử Dận Đề" mà bị Ung Chính và Long Khoa Đa sửa chữ '''"thập"''' thành chữ '''"vu"''' như trên thành "Truyền vị vu (cho) Tứ tử Dận Chân". Theo quy chế nhà Thanh, đàng trước số thứ tự phải có chữ "'''hoàng'''" và Dận Chân phải viết là hoàng tứ tử, Dận Đề là hoàng thập tứ tử. Như vậy di chiếu theo đúng quy chế nhưng theo cách nói trên phải viết là "Truyền vị Hoàng thập tứ tử Dận Đề" bị sửa thành "Truyền vị Hoàng vu tứ tử Dận Chân", thế này thì làm sao hiểu được?<ref name=":0" /> Hơn nữa đây là triều Thanh, không phải triều Minh, di chiếu truyền ngôi phải được viết bằng cả tiếng Hán và tiếng Mãn. Dận Chân có thể sửa được văn bản tiếng Hán nhưng chẳng thể sửa văn bản tiếng Mãn được.<ref name=":0" />
 
Dịch Trung Thiên cũng cho rằng Khang Hi Đế vốn đã chọn Dận Chân làm người nối nghiệp. Có những dẫn chứng sau: vào đại lễ đăng cơ 60 năm ([[1721]]), Dận Chân được cha cử đi tế [[Tam đại lăng]] - những lăng mộ tổ tiên vương thất Đại Thanh ở [[Thịnh Kinh]]. Năm thứ 61 ([[1722]]), Dận Chân thay cha tế trời ở [[đàn Nam Giao]], ngày [[Đông chí]]. Đây là ngày lễ lớn của đất nước, một hoàng tử thay cha đi tế trời đất tổ tông thì gần như được ngầm chỉ định là người kế vị<ref>Dịch Trung Thiên, sách đã dẫn, tr 359 - 360</ref>. Mùa xuân năm thứ 61, Khang Hi đi xem hoa ở vườn Viên Minh, thấy được Hoằng Lịch, con thứ tư của Dận Chân thông minh nhanh nhẹn thì mừng lắm, đem cháu về cung nuôi và tự dạy dỗ. Mọi người đều ngầm hiểu Khang Hi muốn truyền ngôi cho Dận Chân vì:''"Để Hoằng Lịch làm hoàng đế thì trước hết phải để cha hắn làm hoàng đế"''<ref>Dịch Trung Thiên, sách đã dẫn, tr 360 - 361</ref>.
 
Khi thái tử Dận Nhưng bị phế, ai cũng muốn dồn vào chỗ chết, Đại A ca hận Dận Nhưng tận xương, Bát A ca ở thế đối đầu với Dận Nhưng, hai người này ai làm hoàng đế thì Dận Nhưng cũng chắc chắn phải chết. Chỉ có Dận Chân đứng ra bảo vệ anh. Khang Hi không muốn mình mất đi mà Dận Nhưng bị anh em giết hại nên đánh giá cao hành động của Dận Chân, cho rằng dưới tay người này thì anh em của y sẽ không bị khổ. Thực tế thì Dận Chân sau khi làm vua đối xứ rất tốt với Dận Nhưng và gia đình y. Đây có thể là một trong những nguyên nhân làm Khang Hi muốn truyền ngôi cho Dận Chân<ref>Dịch Trung Thiên, sách đã dẫn, tr 359</ref>.
Dòng 331:
|25 tháng 7 năm 1699
|[[Hải Khoan]] (海寬)
|Nguyên là '''Thứ phi''' (庶妃), không rõ phong hiệu, thời gian nhập cung;<br>Qua đời truy phong '''Mẫn phi''' (敏妃);<br>Sinh 1 Hoàng tử và 2 Hoàng nữ<br>Sau này Ung Chính Đế truy thăng làm Hoàng Quý phi, do là mẹ của Hoàng thập tam tử [[Dận Tường]].
|-
| colspan=7 align="center"| '''Quý phi'''