Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Thời kỳ Lệnh Hòa”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n →‎Sự kiện: replaced: tháng 8, 20 → tháng 8 năm 20 using AWB
Dòng 15:
 
== Sự kiện ==
Vua Akihito lên ngôi vào Tháng 1, 1989 khi vua cha Hirohito băng hà. Hiến pháp Nhật Bản sau Thế chiến II quy định nhà vua chỉ mang tính tượng trưng và không có thực quyền tham chính. Tuy nhiên địa vị của hoàng gia vẫn được dân Nhật kính trọng.
 
Sau hơn 30 năm tại vị, vua Akihito lúc 83 tuổi bất ngờ tuyên cáo với thần dân Nhật Bản vào tháng 8, năm 2018 ý định của ông muốn thoái vị vì lý do tuổi tác và sức khỏe. Lịch sử nền quân chủ Nhật Bản từng chứng kiến vài quân vương chủ động nhường ngôi lúc còn sống nhưng gần đây nhất cũng đã 200 năm trước khi thiên hoàng Kokaku thoái vị năm 1817.
 
Ý muốn của Nhật hoàng Akihito gây ra thách thức lớn với chính phủ Nhật Bản vì chiếu theo [[Hiến pháp Nhật Bản]] soạn năm 1947 thì không có lệ nhà vua từ bỏ ngôi vị khi còn sống. Thái tử Naruhito theo thứ tự sẽ lên ngôi vua nhưng thái tử lại không có con trai. Sự việc đó khiến công luận lại nổi lên tranh cãi về việc cho phép phụ nữ thừa kế ngôi vua vốn bấy lâu thường dành cho nam giới.
 
Đến Tháng 6, 2018 thì [[Quốc hội Nhật Bản]] thông qua đạo luật mở đường cho phép Nhật hoàng Akihito thoái vị, song chưa định ngày để tiến hành việc này. Đạo luật ghi rõ là chỉ áp dụng với vua Akihito mà thôi chứ không phải là thông lệ mới.
 
Hội đồng Nội chính Hoàng gia Nhật Bản gồm 10 thành viên: Thủ tướng [[Abe Shinzo]], lãnh đạo lưỡng viện quốc hội, chánh án tòa án tối cao, trưởng quan Cơ quan Nội chính Hoàng gia (Cung Nội Sảnh) và 2 người trong hoàng gia liền nhóm họp và định ngày Thái tử Naruhito sẽ đăng quang vào ngày 1 Tháng 5, 2019, mở ra một thời kỳ với [[niên hiệu]] mới, chấm dứt thời kỳ Heisei (Bình Thành), coi như lịch sử đã sang trang.
 
Hoàng triều Nhật Bản là [[chế độ quân chủ]] lâu đời nhất thế giới với một dòng vua liên tục từ thời [[huyền sử]] lập quốc tới nay đã gần 2700 năm.