Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Lịch sử Pháp”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dòng 228:
 
==="Vua mặt trời" Louis XIV (1643–1715)===
[[Tập tin:France 1552-1798.png|nhỏ|Quá trình mở rộng lãnh thổ của vương quốc Pháp dưới thời Louis XIV (1642-1715) (màu da cam)]]
 
[[Tập tin:Versailles Queen's Chamber.jpg|nhỏ|350px|Phòng ngủ Hoàng hậu, cung điện Versailles]]
[[Tập tin:Louis-Apollo1.jpg|nhỏ|230px|Louis XIV từng hóa trang thành thần Mặt Trời [[Apollo]] trong một buổi khiêu vũ. Từ đó, ông có biệt danh "Vua Mặt Trời"]]
[[Louis XIV]], còn được gọi là Louis Vĩ đại hay "Vua mặt trời", cai trị [[Vương quốc Pháp]] từ năm 1643 đến 1715. Triều đại của ông kéo dài 72 năm, dài nhất trong lịch sử nước Pháp và cả [[Lịch sử châu Âu|Châu Âu]]. Trong thời gian cai trị của mình, nhà vua đã đưa nước Pháp trở thành quốc gia hùng mạnh nhất, đứng đầu châu Âu về mọi mặt. Chế độ [[quân chủ chuyên chế]] của nước Pháp đạt đến đỉnh cao trong triều đại của ông. Louis XIV được xem là một trong những vị quân chủ vĩ đại nhất trong lịch sử nước Pháp và là nhân vật trung tâm ảnh hưởng lớn nhất đến châu Âu trong thời kỳ của ông .
 
Hàng 240 ⟶ 242:
 
Nền hòa bình rất mong manh, và chiến tranh lại nổ ra giữa Pháp và Cộng hòa Hà Lan trong [[Chiến tranh Pháp-Hà Lan]] (1672-78). Louis XIV yêu cầu Cộng hòa Hà Lan tiếp tục chiến tranh chống lại Hà Lan thuộc Tây Ban Nha, nhưng nước cộng hòa này đã từ chối. Thế là Pháp đem quân tấn công Cộng hòa Hà Lan còn Anh và Thụy Điển thì chuyển sang ủng hộ Pháp trong cuộc xung đột này. Cuộc chiến kết thúc với Hòa ước Nijmegen, theo đó Pháp trả lại [[Charleroi]] cho Tây Ban Nha. Đổi lại, Pháp đã nhận được tỉnh [[Franche-Comté]] và các thành phố ở [[Flanders]] và [[Hainaut]], về cơ bản thiết lập nên biên giới phía bắc của nước Pháp hiện đại. Cuộc chiến đã đánh dấu đỉnh cao quyền lực của Pháp tại châu Âu dưới sự lãnh đạo của Louis XIV, song nó cũng thúc đẩy các cường quốc còn lại ở châu Âu liên minh với nhau để cùng ngăn chặn sự bành trướng của Pháp.
[[Tập tin:Molière - Nicolas Mignard (1658).jpg|nhỏ|280px|trái|Molière, một trong những nhà văn vĩ đại nhất của Pháp.]]
 
Vào 06 tháng 5 năm 1682, [[Cung điện Versailles]] vô cùng xa hoa và tráng lệ đã được hoàn thành. Louis XIV đã di dời toàn bộ gia đình hoàng gia và các thành viên của giới quý tộc đến sống ở Versailles. Ông kiểm soát giới quý tộc bằng một hệ thống lương hưu và đặc quyền, nhưng cũng đồng thời thâu tóm quyền lực của họ vào tay mình. Điện Versailles trở thành một cung điện vĩ đại nhất thế giới. Điện Versailles không có thành lũy, vị vua đã xây cung điện trị vì không được che chắn, giữa đồng trống, để chứng tỏ một đấng quân vương đủ quyền lực không cần đến hào và tường thành để bảo vệ. Versailles trở thành biểu tượng của vị thế giàu có và quyền lực của đế chế hùng mạnh nhất châu Âu. Trên toàn lục địa, những quân vương khác – kể cả người đang có chiến tranh với Pháp – thể hiện tình thân hữu, lòng ganh tỵ và thách đố họ bằng cách xây cung điện theo mẫu Versailles. Vẻ lộng lẫy của cung điện Versailles dấy lên lòng ngưỡng mộ và ganh tỵ của cả thế giới.
 
Hàng 250 ⟶ 252:
 
Các lực lượng đồng minh được lãnh đạo bởi [[John Churchill]], Công tước thứ nhất của Marlborough và Hoàng tử [[Eugene xứ Savoy]]. Họ đã gây ra một vài thất bại nặng nề cho quân đội Pháp; [[Trận Blenheim]] năm 1704 là trận chiến trên bộ lớn đầu tiên bị Pháp thua kể từ trận Rocroi năm 1643. Tuy nhiên, các trận chiến cực kỳ đẫm máu tại Ramillies (1706) và Malplaquet (1709) đã khiến cho phe đồng minh thiệt hại nặng nề và không thể tiếp tục chiến tranh. Dưới sự lãnh đạo của Nguyên soái Villars, Pháp đã phục hồi phần lớn diện tích các vùng lãnh thổ bị mất trong các trận chiến như [[Trận Denain]] (1712). Cuối cùng, một thỏa hiệp đã đạt được thông qua Hiệp ước Utrecht năm 1713. Theo hiệp ước này, Philip xứ Anjou vẫn sẽ là vua của Tây Ban Nha với vương hiệu Felipe V, đổi lại ông buộc phải từ bỏ quyền kế vị ngôi vua ở Pháp. Các nước tham chiến đều trở nên kiệt quệ, tuy vậy thế cân bằng quyền lực ở châu Âu rốt cuộc đã được đảm bảo.
[[Tập tin:Versailles Garden.jpg|nhỏ|trái|Khu vườn hoa của Điện Versailles]]
 
Louis XIV muốn được nhớ đến như một người bảo trợ của nghệ thuật, giống như tiên vương Louis IX. Ông tuyên bố mình là "người bảo hộ" của [[Viện hàn lâm Pháp]]. Dưới triều đại của ông, văn học cổ điển Pháp phát triển mạnh mẽ với những tên tuổi lẫy lừng như như [[Molière]], [[Racine]] và [[La Fontaine]], những tác phẩm của họ vẫn có ảnh hưởng sâu sắc cho đến tận ngày nay. Louis cũng bảo trợ cho nghệ thuật thị giác bằng cách tài trợ và ủy thác cho các nghệ sĩ như [[Charles Le Brun]], [[Pierre Mignard]], Antoine Coysevox, và Hyacinthe Rigaud, những tác phẩm của họ trở nên nổi tiếng khắp châu Âu. Trong lĩnh vực âm nhạc, thời kỳ cai trị của Louis XIV đã xuất hiện nhiều nhà soạn nhạc và nhạc sĩ xuất chúng, chẳng hạn như [[Jean-Baptiste Lully]], Jacques Champion de Chambonnières, và François Couperin. Năm 1661, Louis thành lập Viện Khiêu vũ, và năm 1669 thì thành lập Viện Opera nhằm thúc đẩy sự phát triển của nghệ thuật [[múa ba lê]].