Khác biệt giữa bản sửa đổi của “T-34”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Duongqua56 (thảo luận | đóng góp)
Dòng 112:
Tới đầu năm 1943, Đức đưa ra sản xuất các loại xe tăng hạng nặng như [[Panther]] và [[Tiger I]] có giáp trước dày trên 100mm. Pháo 76mm trở nên lạc hậu, đạn xuyên giáp thông thường [[BR-350B APHEBC]] không thể bắn thủng giáp trước của Tiger I từ bất cứ cự ly nào, trong khi chỉ có thể bắn thủng giáp hông từ cự ly gần (khoảng 500 mét trở xuống). Đạn xuyên giáp cao cấp [[BR-350P APCR]] lõi [[tungsten]] thì chỉ có thể bắn xuyên mặt trước [[Tiger I]] ở cự ly 200 - 300 mét hoặc xuyên được giáp hông ở cự ly 700 mét, và loại đạn này cũng chỉ được sản xuất hàng loạt vào đầu năm 1944.
 
Do vậy, đầu năm 1944, một phiên bản thứ hai của T-34 bắt đầu được sản xuất với cái tên T-34-85 hay T-34/85, được trang bị khẩu pháo có cỡ nòng 85 mm L/52, một tháp pháo lớn hơn dành cho ba người và giápvỏ trướcgiáp tháp pháo cũng được tăng cường.
 
T-34/85 có lớp giáp trước tháp pháo dày 90mm cong hình bán cầu và trang bị pháo 85mm nòng dài, khiến nó trở thành loại [[xe tăng hạng trung]] có hỏa lực và vỏ giáp mạnh hàng đầu trong thế chiến thứ 2, có thể đối đầu với cả [[xe tăng hạng nặng]] trong nhiều trường hợp. Ở góc chạm vuông góc, đạn xuyên giáp [[BR-365 APCBC]] của pháo 85mm có thể xuyên thủng ~140mm138mm thép (cự ly 100 mét) hoặc 102mm thép (ở cự ly 1.000 mét), đủ sức chọc thủng lớp giáp trước dày 80mm của [[Panzer IV]] Ausf-G từ cự ly 1.500 mét, đem lại ưu thế cho T-34/85 khi đối đầu trực diện với tăng hạng trung của Đức. Ngoài ra, T-34/85 còn có loại đạn xuyên giáp cao cấp [[BR-365P APCR]] (lõi tungsten), có thể xuyên thủng ~175mm thép (ở cự ly 100 mét) hoặc ~100mm thép (ở cự ly 1.000 mét), chuyên dùng để đối phó với xe tăng hạng nặng như [[Panther]] hoặc [[Tiger I]].
 
T-34/85 được thiết kế để giành lại ưu thế trước xe tăng hạng trung của Đức, việc đối đầu với xe tăng hạng nặng Đức là nhiệm vụ của [[xe tăng Iosif Stalin]]. Tuy nhiên, T-34/85 vẫn đủ sức đối đầu với xe tăng hạng nặng Đức nếu tác chiến ở cự ly ngắn hoặc trung bình. Khi đứng đối diện, đạn xuyên giáp [[BR-365 APCBC]] của pháo 85mm có thể xuyên thủng giáp trước thân xe của [[xe tăng hạng nặng]] Đức là [[Tiger I]] ở cự ly khoảng 1.000 mét, xuyên được giáp trước tháp pháo ở cự ly 500 mét, còn nếu bắn ngang hông của Tiger I thì có thể xuyên thủng ở cự ly tới 1.600 mét. Nếu sử dụng đạn xuyên giáp cao cấp [[BR-365P APCR]] (lõi tungsten), T-34/85 có thể bắn xuyên mặt trước tháp pháo của [[Tiger I]] ở cự ly khoảng 800 mét hoặc xuyên được giáp trước thân xe ở cự ly 1.100 mét, đủ để hạ gục Tiger I ở cự ly chiến đấu tầm trung.
 
Tuy nhiên, thử nghiệm ở Kubilka cho thấy T-34 còn có thể tiêu diệt Tiger I ở cự ly xa hơn so với các con số về lý thuyết ở trên{{fact}}, bởi kim loại làm vỏ giáp của [[Tiger I]] có chất lượng không cao (một vấn đề xảy ra với phần lớn các xe tăng Đức giai đoạn nửa sau thế chiến 2, bởi người Đức ngày càng khó tìm đủ quặng để sản xuất ra loại thép hợp kim chất lượng cao). Ngay cả ở cự ly 1.500 mét, đạn xuyên giáp 85mm dù không thể xuyên thủng được giáp trước thân xe của [[Tiger I]] nhưng động năng của viên đạn có thể gây nứt và suy yếu kết cấu vỏ giáp, và đến phát đạn thứ 2 (cũng ở 1.500 mét) thì viên đạn 85mm có thể xé rách giáp trước của Tiger I<ref>http://tankarchives.blogspot.com/2013/03/soviet-85-mm-guns-vs-tigers.html</ref>.
 
[[File:T-34-85-Interior.jpg|left|thumb|280px|Cấu tạo bên trong T-34-85.]]
Ngoài ra, T-34 còn được hưởng lợi thế nhờ công nghiệp luyện kim [[tungsten]] của Liên Xô. Trước chiến tranh, Liên Xô là nước chế biến quặng tungsten với sản lượng lớn nhất thế giới, và đây lại là nguyên liệu để sản xuất đạn xuyên giáp cao cấp [[APCR]]. Ở thời điểm năm 1944, đạn APCR đều là loại đạn hiếm với cả xe tăng Đức và Mỹ: quân đội Mỹ chỉ có thể cố gắng trang bị cho mỗi xe tăng 1 viên đạn APCR, trong khi xe tăng Đức thường không được trang bị đạn APCR do thiếu nguồn cung quặng tungsten. Trong khi đó, mỗi chiếc T-34-85 thường được trang bị tới 5-6 viên đạn APCR mỗi xe<ref>https://books.google.com.vn/books?id=22gSCAAAQBAJ&pg=PA16&lpg=PA16&dq=br-365p+5+rounds&source=bl&ots=VZBrJUOdpM&sig=ACfU3U0PdH1XepRixxApGnKUto-974ne5w&hl=vi&sa=X&ved=2ahUKEwjZ4dLLnL7jAhWRQN4KHQFjCxcQ6AEwDnoECAcQAQ#v=onepage&q=br-365p%205%20rounds&f=false</ref>
 
Nhìn chung, nếu đánh trực diện ở cự ly xa (trên 1&nbsp;km), Tiger với lớp giáp dày hơn và pháo mạnh hơn sẽ vượt trội hoàn toàn so với T-34. Tuy nhiên, do vật cản, khói bụi và sự hỗn loạn của chiến trường, phần lớn các cuộc đấu tăng thời đó chỉ xảy ra ở cự ly 1.000 mét đổ lại, do vậy ưu thế đánh xa của Tiger ít khi được phát huy. Ngược lại, nếu Tiger không phát hiện và bắn trúng được T-34/85 trước khi nó áp sát vào tầm 1.000 mét, lợi thế cận chiến khi đó sẽ nghiêng về T-34 nhờ tốc độ cao và độ linh hoạt của nó. Mặt khác, nếu T-34/85 dùng lối đánh tạt sườn và ngắm bắn được vào phần hông xe của Tiger (nơi có giáp mỏng hơn), nó có thể tiêu diệt Tiger từ cự ly tới 1,5&nbsp;km. Cộng thêm ưu thế số lượng (do giá thành sản xuất rẻ và dễ sửa chữa), trong giai đoạn cuối chiến tranh, T-34/85 đã hoàn toàn áp đảo Tiger.