Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Lịch sử Pháp”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dòng 312:
===Sự phân cực chính trị===
 
Nội bộ Quốc hội lập hiến bắt đầu có sự phân hóa rõ rệt về tư tưởng chính trị. Nhà quý tộc Jacques Antoine Marie de Cazalès và tu sĩ Jean-Sifrein Maury (những người vốn thuộc Đẳng cấp thứ nhất và thứ hai) lãnh đạo phe cực hữu của Quốc hội là phe đối lập với cách mạng. Phe trung hữu gồm những người theo "chủ nghĩa dân chủ hoàng gia" là những người ủng hộ tổ chức lại bộ máy nhà nước Pháp theo hình thức tương tự như mô hình [[quân chủ lập hiến]] của nước Anh; họ bao gồm những đại diện tiêu biểu là bộ trưởng tài chính Necker, Jean Joseph Mounier` và Pierre Victor Malouet.
 
"Đảng Quốc gia", đại diện cho phe trung tâm hoặc trung tả trong Quốc hội, gồm có [[Honoré Mirabeau]], Lafayette và Bailly là những người có quan điểm khá ôn hòa; trong khi những người như Adrien Duport, Barnave và Alexandre Lameth có quan điểm cực đoan hơn một chút. Đại diện có quan điểm cấp tiến nhất thuộc phe cánh tả là luật sư [[Maximilien Robespierre|Arras Maximilien Robespierre]]. Abbé Sieyès là người tiên phong trong việc đề xuất ra các đạo luật trong giai đoạn này và đã thành công trong việc tạo ra sự đồng thuận trong một thời gian ngắn giữa phe trung tâm và phe cánh tả.
 
Vào ngày 14 tháng 7 năm 1790, quần chúng ở Champ de Mars đã tổ chức lễ kỷ niệm tròn 1 năm sự kiện phá ngục Bastille; những người tham gia buổi lễ đã tuyên thệ "''trung thành với quốc gia, luật pháp và nhà vua''". Nhà vua và hoàng tộc cũng góp mặt trong buổi lễ này.
 
Thời kỳ này cũng chứng kiến sự xuất hiện của một loạt các "câu lạc bộ chính trị" tại Pháp, tiêu biểu trong số này là [[Jacobin|Câu lạc bộ Jacobin]] do Luật sư Robespierre sáng lập. Theo thời gian, câu lạc bộ này bắt đầu phát triển về số lượng thành viên và nội bộ cũng dần bị chia rẽ thành nhiều phe phái với những quan điểm chính trị khác nhau. Một số phe nhóm trong câu lạc bộ Jacobin đã tách ra để thành lập câu lạc bộ của riêng họ, chẳng hạn như Câu lạc bộ '89.
 
==Chú thích==