Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Nữ quan”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dòng 58:
Ngoài ra còn có các chức ngoài Lục cục như: [[Cung chính]] (宮正) hàm Chính ngũ phẩm; [[Ti chánh]] (司正) hàm Chánh lục phẩm; [[Điển chánh]] (典正) hàm Chánh thất phẩm; có nhiệm vụ xử xét sai trái của Nữ quan và Cung nữ, phụ giúp có 4 ''Nữ sử'' (女史). Ngoài ra còn có [[A giám]] (阿監) và [[Phó giám]] (副監), trật Chánh thất phẩm. Bên cạnh đó triều Đường còn có [[Văn Học quán]] (文學館), do các Nữ quan có học thức đảm nhiệm, sẽ được thăng làm ''Học sĩ'' (學士), phụ trách giản dạy phi tần và cung nhân kiến thức.
 
Triều đại [[nhà Minh]], thiết lập ['''Lục cục nhất Ti'''; 六局一司], Lục cục có: Thượng cung, Thượng nghi, Thượng phục, Thượng thực, Thượng tẩm, Thượng công. Nhất ti tức Cung chính, đều vị Chính ngũ phẩm. Mỗi cục có 4 Ti, và đều do Thượng cung quản lý toàn bộ, ngoài ra còn thiết đặt Nữ sử gồm 18 người<ref>明太祖洪武五年,立六局一司。六局為;尚宮、尚儀、尚服、尚食、尚寢、尚功,一司為;宮正,皆位正六品。每一局管領四司,其屬二十有四,而尚宮總行六局之事。官七十五人,女史十八人。</ref>. Minh Thái Tổ [[Chu Nguyên Chương]] xuất phát từ mục đích ''"cường hóa hoàng quyền"'', đối với chế độ Nữ quan cực kỳ coi trọng, tiến tới đem cái chế độ đồ sộ này nạp vào bên trong hệ thống quân chủ chuyên chế. Cơ cấu Nữ quan triều Minh, ngoại trừ tham khảo và hấp thu chế độ từ các triều trước, lại phỏng theo triều Đường mà tăng trí Cung chính ti, lại thêm thiết đặt các cấp Nữ sử, công năng càng kiện toàn cùng hệ thống càng đồ sộ.
 
Sang thời [[nhà Thanh]], xử lý nội vụ đều do [[Nội vụ phủ]] cai quản, hệ thống Nữ quan tuy từng được đề cập trên văn bản thời [[Thuận Trị]], song lại không có tiến hành, hay tiến hành không rõ ràng. Dẫu vậy, khái niệm Nữ quan vẫn tồn tại để chỉ các Ngoại mệnh phụ tham gia trong các dịp đại lễ.
 
===Nhật Bản===