Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Chiến tranh thế giới thứ hai”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n replaced: sát nhập → sáp nhập (2) using AWB
Thêm liên kết
Thẻ: Soạn thảo trực quan Sửa đổi di động Sửa đổi từ trang di động Sửa đổi di động nâng cao
Dòng 145:
==== Chiến tranh giữa Đức và Anh ====
{{chính|Trận chiến nước Anh}}
 
Sau khi Pháp sụp đổ, chỉ còn Anh đơn độc chống lại Đức. Lục quân Đức rất mạnh nhưng bị ngăn cách với nước Anh bởi eo biển nên không thể tấn công được. Ngày 10/5/1940, [[Anh xâm chiếm Iceland]] và [[Đảo Faroe]] để tránh việc Đức được đặt căn cứ quân sự tại đây. Để tránh việc hạm đội mạnh của Pháp được Hitler trưng dụng để tấn công Anh, ngày 3 tháng 7 năm 1940, Không quân và hải Quân Anh đã dội bom vào hạm đội Pháp (vốn là đồng minh của họ chỉ 2 tháng trước đó, nay thuộc về [[Chính phủ Vichy]] bù nhìn của Đức) neo đậu tại cảng [[Mers-el-Kebir]] ở [[Algérie]], đánh chìm nhiều tàu và khiến hàng ngàn thủy thủ Pháp thương vong.
Sau khi Pháp sụp đổ, chỉ còn Anh đơn độc chống lại Đức. Lục quân Đức rất mạnh nhưng bị ngăn cách với nước Anh bởi eo biển nên không thể tấn công được. Ngày 10 tháng 5 năm 1940, [[Anh xâm chiếm Iceland]] và [[Đảo Faroe]] để tránh việc [[Đức]] được đặt căn cứ quân sự tại đây. Để tránh việc hạm đội mạnh của [[Pháp]] được [[Hitler]] trưng dụng để tấn công [[Anh]], ngày 3 tháng 7 năm 1940, Không quân và hải Quân Anh đã dội bom vào hạm đội Pháp (vốn là đồng minh của họ chỉ 2 tháng trước đó, nay thuộc về [[Chính phủ Vichy]] bù nhìn của Đức) neo đậu tại cảng [[Mers-el-Kebir]] ở [[Algérie]], đánh chìm nhiều tàu và khiến hàng ngàn thủy thủ Pháp thương vong. Đức khởi đầu một cuộc tấn công hai nhánh vào Anh. Nhánh thứ nhất là những cuộc [[Trận chiến Đại Tây Dương (1939-1945)|hải chiến trên Đại Tây Dương]] giữa các [[tàu ngầm]], nay có thể sử dụng các cảng tại Pháp, và [[Hải quân Hoàng gia Anh]]. Các tàu ngầm được Đức dùng để tiêu diệt các đoàn tàu vận tải đưa hàng hóa về Anh theo đường biển. Nhánh thứ hai là một [[Không chiến tại Anh Quốc|cuộc không chiến]] trên bầu trời Anh khi Đức dùng Không quân của họ để tiêu diệt [[Không quân Hoàng gia Anh]], qua đó tận dụng ưu thế không gian để thực hiện [[Chiến dịch Sư tử biển]] nhằm đổ bộ lên nước [[Anh]]. Cuộc chiến đấu trên không tại [[Anh Quốc]] giữa hai lực lượng [[Luftwaffe]] của [[Đức]] và [[RAF]] của [[Anh]] hay còn được biết đến với cái tên '''Trận chiến nước Anh''' là chiến dịch quân sự lớn đầu tiên được thực hiện hoàn toàn bằng lực lượng không quân.<ref>[http://www.raf.mod.uk/bbmf/theaircraft/92sqngeoffwellum.cfm "92 Squadron - Geoffrey Wellum."] ''Battle of Britain Memorial Flight''. Cập nhật ngày 17 tháng 11 năm 2010.</ref>
 
Trước đó, chưa bao giờ có cuộc oanh tạc và đụng độ trên không lâu dài và ác liệt như thế. Sau gần 4 tháng, không quân 2 bên đều bị thiệt hại lớn (Anh mất 1.744 máy bay, Đức mất 1.977 máy bay<ref>Hans Ring, "Die Luftschlacht über England 1940", Luftfahrt international Ausgabe 12, 1980 p.580</ref>). Không quân Đức sau cùng đã phải dừng chiến dịch trước sức chiến đấu của không quân Anh và sức chịu đựng dũng cảm của nhân dân Anh. Ở trên biển, kết quả khả quan hơn cho Đức, đội tàu ngầm Đức đánh chìm hàng ngàn tàu chở hàng của Anh, khiến lương thực và nguyên liệu nhập khẩu của Anh bị sụt giảm nghiêm trọng, nhưng chưa đủ để Anh phải đầu hàng. Nền Đệ tam Đế chế Đức đã không thể hoàn thành được mục tiêu của mình: nước Anh vẫn tiếp tục chiến đấu dù trong tình trạng suy sụp về rất nhiều mặt.[[Tập tin:Spitfires camera gun film shows tracer ammunition.jpg|nhỏ|Hình ảnh thấy đường đạn từ một chiếc [[Supermarine Spitfire|Supermarine Spitfire Mark I]] thuộc đội bay số 609 của RAF, do J.H.G. McArthur lái, bắn trúng mạn phải một máy bay [[Heinkel He 111]], ngày 25 tháng 9 năm 1940]]Cho đến lúc này, thái độ của Mỹ vẫn là đứng ngoài cuộc và không muốn can dự vào chiến tranh. Nước Anh, với việc Pháp đã sụp đổ, đã quay sang cầu cứu sự giúp đỡ của [[Mỹ]]. Hoa Kỳ cho Anh mượn (trên thực tế là bán) 50 chiếc khu trục hạm cũ kỹ cho Anh với điều kiện Anh sẽ cho Hoa Kỳ thuê trong 99 năm các căn cứ tại [[Newfoundland]], [[Bermuda]] và [[West Indies]]. Giao kèo bán tàu này rất có lợi cho Mỹ bởi các tàu khu trục này không có mấy giá trị đối với họ, trong khi đổi lại họ lại có được các căn cứ quân sự quan trọng trên [[Đại Tây Dương]] nhằm mở rộng ảnh hưởng ở [[Mỹ Latinh]], đồng thời ngăn chăn được khả năng Đức sẽ chiếm các căn cứ này làm bàn đạp để tấn công lãnh thổ của Hoa Kỳ nếu như chẳng may Anh đầu hàng Đức.<ref>https://www.newhistorian.com/roosevelt-announces-destroyers-for-bases-agreement/4742/</ref>
 
[[Tổng thống Hoa Kỳ]] tuyên bố sẽ giúp [[Anh]][[Liên Xô]] về trang bị nhưng nước Mỹ sẽ không tham chiến, ngay cả các cố vấn chính phủ còn cho rằng Anh sẽ thua Đức và tốt nhất là chỉ nên bán vũ khí cho Anh chứ không nên tham chiến. [[Đạo luật lend-lease]] (cho vay - cho thuê) thông qua tháng 11/ năm 1941 cho phép [[Franklin D. Roosevelt|Tổng thống Roosevelt]] cung cấp mọi tài sản cần thiết cho chiến tranh, từ thực phẩm, vũ khí tới các dịch vụ khác cho các nước đang tham chiến nếu thấy có lợi cho an ninh của Hoa Kỳ, đi kèm theo là những đòi hỏi về những khoản lợi kinh tế - chính trị như việc cho Mỹ thuê các hải cảng hoặc các căn cứ quân sự. Việc này trên thực tế đã vi phạm quy tắc trung lập của Hoa Kỳ, nhưng khi chứng kiến chiến tranh ngày một leo thang ở châu Âu, đa số dân chúng trong nước đã ủng hộ Đạo luật dù họ phản đối việc đưa quân đội Mỹ trực tiếp tham chiến {{sfn|Cantril|1940|p=390}}.
 
Tháng 6/ năm 1941, khi [[Chiến dịch Barbarossa|Đức tấn công Liên Xô]], [[Phó Tổng thống Hoa Kỳ|Phó Tổng thống Mỹ]] [[Harry S. Truman]] đã tuyên bố rằng:
 
::''Nếu chúng ta thấy [[Đức]] chiến thắng thì chúng ta phải giúp [[người Nga]], và nếu [[Nga]] chiến thắng thì chúng ta phải giúp [[người Đức]], và theo cách đó cứ để họ giết nhau càng nhiều càng tốt, mặc dù tôi không muốn nhìn thấy [[Adolf Hitler|Hitler]] chiến thắng trong bất kỳ hoàn cảnh nào.''<ref>{{Chú thích web|url=http://content.time.com/time/magazine/article/0,9171,815031,00.html|tiêu đề=National Affairs: Anniversary Remembrance|tác giả 1=|ngày=|ngày truy cập=9 tháng 2 năm 2018|nơi xuất bản=TIME.com|ngôn ngữ=}}</ref>
 
==== Chiến tranh Đại Tây Dương ====