Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Lễ Giáng Sinh”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Đã lùi lại sửa đổi 57119908 của 203.205.27.90 (thảo luận)
Thẻ: Lùi sửa Sửa đổi di động Sửa đổi từ trang di động Sửa đổi di động nâng cao
Thẻ: Sửa đổi di động Sửa đổi từ trang di động Sửa đổi di động nâng cao
Dòng 98:
== Lễ Giáng Sinh ở các nước ==
[[Tập tin:Chant'tie d'Cantiques dé Noué Dézembre 2009 Jèrri a.jpg|nhỏ|Hát mừng Giáng sinh ở [[Jersey]]]]
[[Tập tin:Aleksi61wb.jpg|nhỏ|[[Đường phố|Phố xá]] ở [[Helsinki]], [[Phần Lan]], tại Lễ Giáng Sinh năm 2005]]
[[Tập tin:HK Xmas 海港城 Harbour City night R02 12-2009 攝影區 Photo Corner.JPG|nhỏ|Tổ chức lễ Giáng Sinh ở [[Hồng Kông]], năm [[2009]].]]
[[Tập tin:RIAN archive 143897 Celebrating Christmas in Moscow.jpg|200px|nhỏ|phải|Mừng lễ Giáng sinh bên ngoài [[Nhà thờ chính tòa Chúa Kitô Đấng Cứu Độ, Moskva]]]]
[[File:Christmas display outside my Singapore Hotel-1 (12230310273).jpg | nhỏ | Khung cảnh Giáng sinh tại [[Singapore]] vào năm [[2013]].]]
=== Châu Âu ===
Ở hầu hết các quốc gia châu Âu, ngày lễ Giáng Sinh vào hai ngày 25 và 26 tháng 12 là ngày nghỉ lễ chính thức có trả lương cho tất cả [[người lao động]]. Đối với người châu Âu, theo truyền thống Giáng sinh trước hết là một dịp đoàn tụ gia đình, để mỗi người nói lên tình yêu và tỏ sự quan tâm tới những người thân trong gia đình, họ hàng và với bạn bè, hàng xóm,<ref name="rfi">[http://vi.rfi.fr/van-hoa/20121223-truyen-thong-giang-sinh-tai-chau-au Truyền thống Giáng sinh tại châu Âu ], RFI, 23/12/2012</ref> khi những người con đi làm xa về thăm lại gia đình. Sau buổi [[thánh lễ]] vào chiều ngày 24 tháng 12, thường được nối tiếp là một bữa ăn tối chung trong gia đình và trao quà vào lúc nửa đêm; từ buổi chiều là ngoài đường gần như không còn người qua lại. Sáng ngày 25 tháng 12, thường là cả gia đình cùng đi nhà thờ dự thánh lễ.
 
Tại [[Đức]], các chiều ngày 24 (nửa ngày), ngày 25 và 26 tháng 12 là ngày nghỉ quốc gia có trả lương và không được phép mở cửa tiệm buôn bán (ngoại trừ tại nhà ga xe lửa hoặc sân bay). Chiều tối và đêm 24 tháng 12 là nằm trong danh sách luật "những ngày lễ yên lặng" (''Stille Tage''), có những luật cấm tùy theo các bang như cấm tổ chức khiêu vũ, cấm làm ồn, cấm tổ chức tất cả các sự kiện giải trí bên ngoài nhà....
 
Tại [[Anh]] và các quốc gia [[Thịnh vượng chung Anh]] có truyền thống trao quà vào [[Ngày tặng quà]] 26 tháng 12.
 
=== Hà Lan ===
Hàng 112 ⟶ 113:
 
=== Hoa Kỳ ===
Giáng Sinh là ngày lễ lớn nhất ở [[Hoa Kỳ]], tương tự với [[Tết Nguyên Đán]][[Việt Nam]], đều nhấn mạnh đến ý nghĩa sum họp gia đình. Sau [[lễ Tạ ơn]] vào Thứ Năm cuối cùng của tháng 11, dân chúng lẫn những nơi buôn bán bắt đầu chuẩn bị cho lễ Giáng Sinh.
 
=== Hungary ===
Theo truyền thống, các gia đình Hung[[Hungary]] vẫn [[ăn chay]] cho đến hết ngày 24 tháng 12 và bữa chay tối chung ngày 24 tháng 12 của cả gia đình được chuẩn bị chu đáo với các món táo, [[hạnh nhân]], [[mật ong]] và tỏi, các loại [[ngũ cốc]], kèm xúp đậu nấu với bơ, sau này khi tục lệ ăn chay được nới lỏng, họ có thể thêm món súp cá hoặc bắp cải nhồi thịt.<ref name="rfi"/> Cũng theo phong tục, bà chủ nhà không được rời bàn tiệc trong suốt buổi ăn và mọi người đứng ăn, và rơm được đặt dưới bàn để tưởng nhớ sự tích Chúa Giêsu ra đời trong máng cỏ.<ref name="rfi"/>
 
=== Nga ===
Hàng 123 ⟶ 124:
Nhật Bản không có ngày nghỉ lễ Giáng Sinh chính thức. Giáng Sinh ở [[Nhật Bản]] không mang nhiều màu sắc tôn giáo. Từ đầu tháng 12, phố xá đã bắt đầu treo đèn trang trí. Các trung tâm lớn ở [[Tōkyō|Tokyo]] như ga Tokyo, Ikebukuro, Shinjuku, Shibuya, Roppongi, Ginza v.v. đều treo đèn gọi là illumination rất đẹp. Đặc biệt nổi tiếng có lẽ là hành lang đèn có tên "[[Tokyo Millenario]]" do đạo diễn mỹ thuật người Ý tên là Valerio Festi thiết kế chạy dài 800 m tại Marunouchi gần ga Tokyo.
 
Gần đến ngày Giáng Sinh tại các quảng trường đều có đặt cây thông. Các siêu thị bán nhiều mặt hàng cho lễ Giáng Sinh như giày ủng đỏ đựng đầy bánh kẹo bên trong, các vòng lá thông gắn băng lụa đỏ và chuông mạ vàng, có cả bánh ngọt mùa Giáng Sinh của [[châu Âu]] như panettone có xuất xứ từ [[Ý|Italia]]. Một số nhân viên bán hàng hóa trang thành ông già Noel khi phục vụ khách hàng. Các cửa hàng bách hóa lớn (department stores) mở cửa đến 11 giờ đêm, làm việc cả 31 tháng 12 và 1 tháng 1. Trai gái thường lấy mùa Giáng Sinh để tỏ tình, tặng quà nhau mang ý nghĩa đặc biệt. Vào đêm Giáng Sinh các gia đình Nhật thường ăn bánh ngọt mùa Giáng Sinh do họ tự làm hoặc mua ở hiệu.
 
=== Việt Nam ===
[[Tập tin:Sapin de Noël (Big C Thăng Long).jpg|nhỏ|[[Cây Giáng sinh|Cây thông]] và [[ông già Noel]] tại [[Hà Nội]]]]
 
Ngày nay, ở [[Việt Nam]], dù không phải là ngày nghỉ chính thức nhưng Giáng sinh dần dần được coi như một ngày lễ chung, thường được tổ chức vào tối 24 và kéo sang ngày 25 tháng 12. Một số công ty, tổ chức tư nhân có thể cho nhân viên nghỉ trong ngày Giáng sinh. Trong những ngày này, cây thông Nô-en được trang trí ở nhiều nơi, có thể là cây nhân tạo làm bằng nhựa, hoặc cây thật thường là [[thông ba lá]] hoặc [[thông đuôi ngựa]], trong khi ở các nước phương tây dùng đa dạng các loài [[Chi Thông|thông]], [[Chi Vân sam|vân sam]], [[Chi Lãnh sam|lãnh sam]]. Trên cây, người ta thường treo các đồ trang trí nhiều loại nhưng thường có những cặp chuông, dây giả tuyết, những chiếc ủng, các gói quà tượng trưng và đèn trang trí giống như các nước phương Tây.
 
Lễ Giáng sinh ở Việt Nam là một dịp sinh hoạt văn hóa cộng đồng. Trong đêm Giáng Sinh, những đôi tình nhân âu yếm tặng quà cho nhau, trẻ em háo hức chờ sự xuất hiện của ông già Noel, gia đình bè bạn rủ nhau hội hè, yến tiệc, hát karaoke,... và đặc biệt là những người Công giáo thì chuẩn bị tham dự thánh lễ tại thánh đường giáo xứ hoặc giáo họ của mình.