Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Phạm Sư Ôn”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Thẻ: Sửa đổi di động Sửa đổi từ trang di động
lấy từ tiểu thuyết Hồ Quý Ly
Dòng 1:
{{chú thích trong bài}}
{{mở rộng}}
'''Phạm Sư Ôn''' ([[chữ Hán]]: 范師温, ? - 1390) là nhà sư nổi tiếng của đất [[Quốc Oai]] ([[Hà Nội]]). Sư chuẩn bị khởi nghĩa vào năm 1390.
 
==Tiểu sử==
Tháng 1 - 1390, ông kêu gọi nông dân ở Quốc Oai đứng lên khởi nghĩa. Nghĩa quân hoạt động ở vùng Sơn Tây, rồi kéo quân về chiếm thành Thăng Long (Rồng Bay) sau đó đóng quân trong thành ba ngày. Vua Trần phải bỏ thành chạy trốn lên Bắc Giang. Quân của Phạm Sư Ôn sau ba ngày đóng trong thành Thăng Long thì bị quân đội triều đình nhà Trần đàn áp. Cuộc khởi nghĩa thất bại.
Phạm Sư Ôn là người tinh thông võ nghệ, mạnh khỏe và có học. Thuở nhỏ ông đã có thân hình rắn chắc và đôi mắt sáng quắc một cách kỳ lạ. Lớn lên trong hoàn cảnh đất nước lại chìm đắm trong cảnh  loạn lạc, vua bất tài nhu nhược, việc triều chính do Thái Sư Lê Quý Ly thâu tóm. Phương Bắc thì nhà Minh dòm ngó, phương Nam thì quân Chiêm Thành do Chế Bồng Nga thống lãnh luôn đánh phá nước ta. Quân Chiêm  đã 4 lần đánh chiếm Thăng Long: 1371, 1377, 1378, 1383  làm cho vua quan nhà Trần bạt vía và dân chúng kinh hoàng.
 
Mồ côi từ nhỏ, được sư Vô Trụ - Trụ trì chùa làng [[Quốc Oai]] đưa vào chùa nuôi dưỡng và đặt tên họ là Phạm Sư Ôn. Nhiệm vụ thường ngày của Ôn là đuổi chim sáo, quạ canh giữ ruộng chùa. Theo lời dạy của sư trụ trì , chú được phép đuổi chứ không được giết hại chim. Bọn quạ lì lợm chẳng coi chú ra gì… Nhưng bọn mục đồng tinh nghịch đã bày kế cho chú làm bẫy bắt quạ, cuối cùng đàn quạ không dám bén mảng đến ruộng lúa của nhà chùa…Sư trù trì thấy lạ tìm hiểu thì ra chú Ôn đã nướng quạ cắm trên cọc tre nên bọn chim, quạ sợ chết khiếp… Sư Vô trụ  thấy mình có lỗi, bèn chú ý chăm sóc đến cậu bé, sư chuyển chú làm việc khác và dạy cho chú học kinh kệ .
 
Phạm Sư Ôn ăn rất khỏe, ở trong thân xác của chú đang cuồn cuộn chảy một dòng nhựa đầy ứ, dư thừa đến mức muốn bung ra. Sư trụ trì bắt chú suốt ngày dùi mài kinh kệ và đặc biệt là lo việc cày bừa để chế ngự sự dư thừa vật chất của chú. Sư Vô trụ còn gởi chú thọ giáo môn võ thuật với một vị thiền sư văn võ song toàn. Chú học võ say sưa và hiệu quả.
 
Năm 20 tuổi, Phật hội tổ chức một giới đàn lớn, cả vùng có tới trăm tăng sĩ ở các chùa đến xin được thọ giới cụ túc. Mười vị cao tăng đạo cao đức trọng của thiền phái Trúc lâm ở trong hội đồng truyền giới, lại có rất đông các vị tì kheo ở nhiều nơi đến tham dự, góp sức hộ niệm cho sự thành tựu cho các vị tì kheo mới. Phạm Sư Ôn thọ cụ túc tại giới đàn do 10 vị cao tăng (hội đồng thập sư) thiền phái Trúc Lâm chủ trì. Pháp danh của Phạm Sư Ôn là Thiên Nhiên Tăng. Qua ba mùa an cư kết hạ. sư Thiên Nhiên đã am hiểu phần nào giáo lý.
 
Phạm Sư Ôn còn quá nặng với ngũ dục nên đã nghe theo tiếng hát ru của cô nô tỳ của lãnh chúa Trần Tùng. Ông đã phạm giới trong một đêm trăng bên ngoài vườn chùa… Kết quả cô nô tỳ có thai và sanh ra một nam hài đặt tên là Phạm Sinh.
 
Lần đầu tiên cũng là lần cuối cùng Phạm Sư Ôn khóc xin Phật Tổ, thầy tổ tha tội và xin được hoàn tục sống với tư cách là một Phật tử thuần thành. Phạm Sư Ôn lạy sư Vô Trụ và ra đi tìm cô nô tì nhưng cô đã bỏ trốn do sợ lãnh chúa Trần Tùng. Con ông được sư cụ Vô Trụ nuôi, dạy nên người. Lớn lên, Phạm Sinh còn được cụ Sư Tề dạy võ.
 
Tháng 12 năm Kỷ Tị (1389), ông kêu gọi nông dân ở Quốc Oai đứng lên khởi nghĩa, chẳng bao lâu dưới trướng của ông đã có hàng ngàn nghĩa sĩ, lực lượng phần lớn là dân nghèo rồi nổi dậy xưng vương, phong chức Hành khiển cho thuộc hạ thân cận là Nguyễn Tống Mại và Nguyễn Khả Hành. Cờ lệnh thêu 4 chữ  '''“Diệt Trần, bình Chiêm”.'''
 
Nơi ông phá trụi đầu tiên là trang trại của nhà quý tộc Trần Tùng, một trang chủ dâm ác, đã làm cô nô tì véo von như con sáo của ông phải trốn chạy biệt xứ. Ông không giết mà chỉ cắt toàn bộ của quý của tên quý tộc dâm ác. Cách trả thù kỳ quặc ấy làm những chiến binh nổi loạn thích thú cười lên ha hả. Sau đó ông diệt sạch bộ máy cai trị mà hầu hết nằm trong tay họ hàng dây mơ rễ má của Trần Tùng. Quan lại chạy re. Quân lính triều đình tan rã, kẻ đầu hàng xin theo quân nổi dậy, kẻ chạy trốn về quê.
 
Phạm Sư Ôn chia ra làm các đội quân lấy tên là Thần kỳ, Dũng đấu, Vô hạn (Đội Thần Kỳ nòng cốt gồm ba mươi dũng sĩ Nộn Châu, với ba mươi người đã đánh tan gần ba trăm quân triều đình, làm chúng hoảng kinh, chạy như lũ vịt. Đội Dũng Đấu mới đầu tiên chỉ là các tay thợ săn ở đạo Đà giang tụ hội lại. Họ mắc tội giết bọn tham quan, ác bá nên phải trốn lên rừng; họ thề thà sống với ác thú còn hơn phải sống nhục nhã dưới ách bọn quan lại độc ác như sói lang và tham như chó. Còn đội Vô Hạn gồm những tay thuỷ khấu ở Châu Hồng, và những nô tì trốn chủ sống dọc ngang trên biển hoặc trong những đầm lầy lau lách...) rồi kéo về đánh Thăng Long khiến Thượng hoàng Trần Nghệ Tông và vua Trần Thuận Tông phải chạy sang Bắc Giang. Quân của Phạm Sư Ôn chiếm kinh đô Thăng Long, ông ra lệnh không được đập phá, ức hiếp dân lành. Con ông Phạm Sinh lúc này cũng tham gia nghĩa quân nhưng chưa tiết lộ quan hệ cha con với ông đã tham mưu cho ông nên rút khỏi kinh đô Thăng Long sau đó rời đi.
 
Chiếm kinh đô trong 3 ngày sau đó Phạm Sư Ôn rút quân về Nộn Châu (nay thuộc huyện Quốc Oai, Hà Nội). Triều Trần vội truyền gọi tướng Hoàng Phụng Thế đang chống nhau với Chiêm Thành đem quân theo đường thủy về đánh, bắt được Phạm Sư Ôn, Nguyễn Tống Mại, Nguyễn Khả Hành và giải về Thăng Long. Cuộc khởi nghĩa thất bại.
 
Phạm Sư Ôn bị mang xử chém vào đầu năm Canh Ngọ (1390) tại tháp Báo Thiên. Trước khi bị hành quyết, Sư Ôn quỳ hướng về tháp Báo Thiên thưa: “'''Kẻ nghịch đồ xin lạy Đức Phật từ bi, xin được Ngài xá tội”  '''rồi quay về phía binh sĩ bị trói''': “Một lạy nầy Sư Ôn xin anh em tha thứ tài hèn đức mọn của mình”''' sau đó ông hướng về phía dân chúng đông nghịt nơi bãi chợ la lớn: '''“Một lạy nầy xin gởi tới nhân dân. Vua quan nhà Trần thối nát. Qúy Ly độc ác, chỉ tiếc rằng tôi không thành công để cứu trăm họ khỏi cảnh lầm than…..”.''' Con ông là Phạm Sinh cũng có mặt ở pháp trường khi ông bị hành quyết.
 
==Đền miếu==
Tháng 3 năm đó, biết Phạm Sư Ôn thất bại, con trai sư là Phạm SinhQuỳ lập miếu thờ. Ngày nay có tên là miếu Phạm Sư Ôn.
==Liên kết trong==
* [[Thành nhà Hồ|Thành Tây Đô]]