Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Lãn Ông Huệ Cần”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n →‎Tiểu sử: replaced: ( → ( (3), , → ,, Phật Giáo → Phật giáo, Nghiên Cứu → Nghiên cứu using AWB
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 14:
Năm 1355, dưới triều đại của Vua [[Nguyên Huệ Tông]], sư đến cư trú tại Quảng Tế Tự(Guangji-si) và thuyết pháp tại đây. Sư được thái tử nhà Nguyên kính trọng và ban tặng chiếc cà sa vàng cùng với một cây phất tử làm bằng ngà voi.
 
Năm 1358, sư trở lại Triều Tiên và đến hoằng pháp tại nhiều nơi và trú trì tại nhiều ngôi chùa. Đến năm 1361, theo lệnh của [[Cung Mẫn Vương]](gongmin), sư đến hoằng pháp tại các chùa như: Singwang-sa, Cheongpyeong-sa và Hoeam-sa. Và cũng tại thời điểm này, sư chủ trì Đại hội Nghiên cứu về Thiền học. Các kỳ khảo hạch cho các tăng ni-được coi là điều kiện tiên quyết để được thọ [[Giới (Phật giáo)|giới luật]], đã phải chịu đựng sự trì trệ do nhiều cuộc cãi vã sau triều đại của vua [[Triều Tiên Cao Tông|Gojong]]. Tuy nhiên, dưới triều đại của vua [[Cung Mẫn Vương|Gongmin]], dưới sự chủ trì của sư, truyền thống Nghiên cứu và Thực hành Thiền một lần nữa được thiết lập lại. Điều này có một ý nghĩa đặc biệt quan trọng ghóp phần khơi dậy bầu không khí của Phật giáo và kích thích tinh thần tu tập của tăng sĩ.
 
Năm 1371, sư được vua ban danh hiệu Quốc sư Huệ Chiếu và đến trụ trì tại Tùng Quảng tự(Songgwang-sa)- tổ đình nổi tiếng của Tông Tào Khê. Và sau đó đến trụ trì tại chùa Hoeam-sa, qua những nỗ lực khôi phục Phật giáo của mình, sư đã truyền bá và phổ cập các giáo lý Phật giáo đến quần chúng và thu hút sự tham học, tu tập từ nhiều tăng ni, cư sĩ khắp cả nước.
 
Ngày 15 tháng 5 năm 1376, sư thị tịch tại Thần Khê Tự(Silleuk-sa) ở [[Yeoju]], hưởng thọ 56 tuổi, hạ lạp 37 năm. Trong số 2000 đệ tử của sư, nổi bật nhất là Thiền sư Huyễn Am Hỗn Tu (Hwanam Honsu,1320-1392) và Vô Học(Muhak Jacho,1327-1425), những vị Thiền sư sau này được biết đến với những đóng góp to lớn cho nền tảng Phật giáo của triều đại [[Nhà Triều Tiên|Joseon]].
 
== Tác phẩm ==