Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Ukraina”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Thẻ: Sửa đổi di động Sửa đổi từ trang di động
n replaced: chiều dài → chiều dài (2) using AWB
Dòng 91:
'''Ukraina''' ([[tiếng Ukraina]]: Україна, chuyển tự: ''Ukrayina'', phiên âm [[tiếng Việt]]: '''U-crai-na''') là một [[quốc gia]] thuộc khu vực [[Đông Âu]]. Ukraina giáp với [[Nga|Liên bang Nga]] về phía Đông, giáp với [[Belarus]] về phía Bắc, giáp với [[Ba Lan]], [[Slovakia]] và [[Hungary]] về phía Tây, giáp với [[Rumani]] và [[Moldova]] về phía Tây Nam và giáp với [[biển Đen]] và [[biển Azov]] về phía Nam. Thành phố [[Kiev]] là thủ đô của Ukraina.
 
Lịch sử của Ukraina cũng như lịch sử Nga bắt đầu từ khoảng [[thế kỷ IX]] của [[Công Nguyên]] khi vùng đất này trở thành trung tâm của nền văn minh Đông Slav với quốc gia [[Nga Kiev|Rus Kiev]] hùng mạnh tồn tại đến [[thế kỷ XII]]. Khi đế quốc Mông Cổ của [[Thành Cát Tư Hãn]] trỗi dậy và bành trướng, [[Nga Kiev|Rus Kiev]] bị Mông Cổ đánh tan và chịu cảnh nô lệ suốt nhiều thế kỷ. Sau khi Mông cổ suy yếu, lãnh thổ của Ukraina lại bị phân chia giữa nhiều thế lực khác nhau tại [[châu Âu]], cụ thể là [[Ba Lan]], [[Thổ Nhĩ Kỳ]] và [[Nga]]. Đến [[thế kỷ XIX]], khi Nga bành trướng và đánh bại hai địch thủ còn lại, hầu hết lãnh thổ của Ukraina đã nằm trong [[Đế quốc Nga]]. Năm 1922, Ukraina trở thành một nước đồng sáng lập [[Liên Xô|Liên bang Xô viết]] và trở thành một nước cộng hòa theo thể chế [[hệ thống xã hội chủ nghĩa|xã hội chủ nghĩa]] nằm trong Liên Xô. Năm 1991, Liên Xô sụp đổ và Ukraina lại trở thành một quốc gia độc lập. Từ đó đến nay, Ukraina đã tiến hành mở cửa và xây dựng nền kinh tế thị trường và trở thành quốc gia có trình độ phát triển ở Đông Âu. Tuy nhiên trong những năm gần đây, Ukraina mất quyền kiểm soát ở một số vùng lãnh thổ trọng yếu cùng với sự chia rẽ sâu sắc trong nội bộ quốc gia đã làm cho tình hình đất nước này đi xuống một cách trầm trọng.
 
Ukraina là một quốc gia thống nhất gồm 24 tỉnh, một nước cộng hòa tự trị ([[Cộng hòa Tự trị Krym]]) và hai thành phố có địa vị pháp lý đặc biệt là [[Kiev]] và [[Sevastopol]]. Nước này theo thể chế cộng hòa bán tổng thống.
Dòng 542:
[[Tập tin:Ukraine motorways en.PNG|nhỏ|[[Đường bộ Ukraine|Mạng lưới đường bộ Ukraina]]]]
 
Đa phần hệ thống đường bộ Ukraina đã không được nâng cấp từ thời Xô viết, và hiện nay đã quá cũ. Chính phủ Ukraina đã cam kết xây dựng khoảng 4,500&nbsp;km (2,800 dặm) [[đường cao tốc]] tới thời điểm năm 2012.<ref>{{Chú thích báo|first=Mihir|last=Bose|title=The long road to Kiev|url=http://www.bbc.co.uk/blogs/thereporters/mihirbose/2008/07/uefa_is_happy_with_the.html|publisher=[[BBC]]|date=ngày 7 tháng 7 năm 2008|accessdate=2008-07-29}}</ref> Tổng cộng, đường trải nhựa tại Ukraina có [[chiều dài]] 164,732&nbsp;km.<ref name=cia/> [[Giao thông đường sắt|Vận tải đường sắt]] tại Ukraina đóng vai trò quan trọng kết nối mọi [[vùng đô thị]], cơ sở [[cảng|hải cảng]] và [[Công nghiệp|trung tâm công nghiệp]] quan trọng với các quốc gia láng giềng. Nơi tập trung nhiều mạng lưới đường sắt nhất là vùng [[Donbas]] của Ukraina. Mặc dù số lượng [[hàng hóa|hàng hoá]] được vận chuyển bằng đường sắt đã giảm 7.4% năm 1995 so với năm 1994, Ukraina vẫn là một trong các [[Thống kê sử dụng đường sắt theo quốc gia|quốc gia sử dụng đường sắt với mật độ cao nhất thế giới]].<ref>{{Chú thích web|url= http://permanent.access.gpo.gov/lps3997/9510uktn.htm|tiêu đề=Transportation in Ukraine|ngày truy cập=2007-12-22|work= U.S. Government Printing Office}}</ref> Tổng [[chiều dài]] [[giao thông đường sắt|đường sắt]] tại Ukraina là 22,473&nbsp;km, trong số đó 9,250&nbsp;km đã được điện khí hoá.<ref name=cia/>
 
Ukraina là một trong những quốc gia tiêu thụ [[Điện|năng lượng]] lớn nhất [[Châu Âu]]; nước này sử dụng lượng điện gấp đôi Đức, trên mỗi đơn vị [[Tổng sản phẩm nội địa|GDP]].<ref name=eia>{{Chú thích web|url=http://www.eia.doe.gov/emeu/cabs/Ukraine/Full.html|tiêu đề=Ukraine|ngày truy cập=2007-12-22|work=[[Energy Information Administration]] (EIA)|nhà xuất bản=US government}}</ref> Một phần lớn lượng điện cung cấp tại Ukraina có từ các nhà máy điện hạt nhân, và nước này có được nguồn nguyên liệu hạt nhân chủ yếu từ Nga. Ukraina phụ thuộc nặng vào nguồn [[năng lượng hạt nhân|năng lượng nguyên tử]] của mình. [[Nhà máy điện nguyên tử|Nhà máy điện hạt nhân]] lớn nhất châu Âu, [[Nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia]], nằm ở Ukraina. Năm 2006, chính phủ có kế hoạch xây dựng 11 [[Lò phản ứng hạt nhân|lò phản ứng]] mới vào năm 2030, trên thực tế, hầu như tăng gấp đôi [[Điện|năng lực sản xuất điện hạt nhân]].<ref name="Nuclear UA">{{Chú thích web|url= http://world-nuclear.org/info/inf46.html|tiêu đề=Nuclear Power in Ukraine|ngày truy cập=2007-12-22|nhà xuất bản=World Nuclear Association}}</ref> Lĩnh vực năng lượng Ukraina lớn hàng thứ 12 thế giới về công suất đã xây dựng, với 54 gigawatt (GW).<ref name=eia>{{Chú thích web|url=http://www.eia.doe.gov/emeu/cabs/Ukraine/Full.html|url lưu trữ=//web.archive.org/web/20080327092522/http://www.eia.doe.gov/emeu/cabs/Ukraine/Full.html|ngày lưu trữ=ngày 27 tháng 3 năm 2008|tiêu đề=Ukraine|ngày truy cập=ngày 22 tháng 12 năm 2007|work=[[Energy Information Administration]] (EIA)|nhà xuất bản=US government}}{{Dead link|date=March 2014}}</ref> Năng lượng tái tạo vẫn đóng một vai trò yếu kém trong sản xuất điện, và vào năm 2005 lượng điện được đáp ứng từ các nguồn sau: hạt nhân (47%), nhiệt điện (45%), thuỷ điện và khác (8%).