Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Kinh tế Đại Việt thời Trần”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 9:
 
;Ruộng quốc khố: là ruộng công của triều đình mà hoa lợi thu được dự trữ vào kho của vua để chi dùng cho hoàng cung. Nhà Trần đặt ruộng quốc khố ở Cảo Xã<ref>Nay là Nhật Tảo, xã Hồng Minh, Hưng Hà, [[Thái Bình]]</ref>. Ruộng đất này không chiếm số lớn nhưng cũng là nguồn thu nhập đáng kể cho triều đình.
 
;Sơn lăng: là loại ruộng dùng vào việc thờ phụng tổ tiên dòng họ nhà vua tại các làng Thái Đường, Thâm Động ([[Thái Bình]]), Tức Mặc ([[Nam Định]]), Yên Sinh (Quảng Ninh). Các quý tộc nhà Trần cũng có ruộng sơn lăng. Ruộng sơn lăng vẫn tồn tại đến nhiều đời sau, gọi là tự điền<ref>Trương Hữu Quýnh, Đinh Xuân Lâm, Lê Mậu Hãn, sách đã dẫn, tr 187</ref>.
;Tịch điền: là loại ruộng do triều đình trực tiếp quản lý, hoa lợi dùng cho triều đình.
;Ruộng công làng xã: Hương là đơn vị hành chính cấp cơ sở của chính quyền. Do nhu cầu tô thuế và điều động nhân lực phục dịch và tuyển lính nên triều đình thường kiểm kê dân số.
 
Mức tô thuế khá nặng, hàng năm người dân phải nộp số tiền bằng 1/10 đến 1/5 mẫu ruộng (đối với loại chỉ có 1 mẫu) hoặc từ 1/20 đến 1/10 mẫu ruộng đối với loại 2 mẫu.
 
====Ruộng tư====
Hàng 27 ⟶ 24:
Lệnh bán đất năm [[1254]] tạo điều kiện cho các gia đình tiểu nông mua thêm ruộng đất.
 
Việc sở hữu ruộng đất của nông dân không ổn định. Vào những năm mất mùa, họ phải bán ruộng cho địa chủ, không ít người lâm vào cảnh làm nô tì<ref name="thq200">Trương Hữu Quýnh, Đinh Xuân Lâm, Lê Mậu Hãn, sách đã dẫn, tr 200</ref>.
 
=== Đắp đê và làm thủy lợi===
Hàng 33 ⟶ 30:
Triều đình áp dụng nhiều biện pháp khuyến khích nông nghiệp, trong đó có làm thủy lợi cho cả nước. Thời Lý chưa có cơ quan chuyên trách, việc làm đê ngăn mặn vẫn mang tính chất cục bộ từng vùng, tác dụng của đê còn hạn chế<ref name="thq142">Trương Hữu Quýnh, Đinh Xuân Lâm, Lê Mậu Hãn, sách đã dẫn, tr 142</ref>. Năm [[1248]], [[Trần Thái Tông]] lập ra cơ quan Hà đê, có chánh sứ, phó sứ phụ trách đê điều tại các lộ phủ và đó là lần đầu tiên cơ quan chỉ đạo và quản lý đê điều được hình thành trong [[lịch sử Việt Nam]]<ref name="thq201">Trương Hữu Quýnh, Đinh Xuân Lâm, Lê Mậu Hãn, sách đã dẫn, tr 201</ref>. Việc đắp đê thực hiện suốt từ đầu nguồn cho tới bờ biển để ngăn nước lũ tràn ngập, gọi là đắp đê quai vạc.
 
Đắp đê quai vạc được xem là bước ngoặt to lớn trong lịch sử thủy lợi [[Việt Nam]]. Triều đình bỏ ra nhiều tiền của cho công trình này, trực tiếp tổ chức đắp đê trên các triền sông<ref name="thq201">Trương Hữu Quýnh, Đinh Xuân Lâm, Lê Mậu Hãn, sách đã dẫn, tr 201</ref>. Hiện nay nhiều địa phương ven [[sông Hồng]] vẫn còn đê quai vạc. Việc đắp đê quai vạc không chỉ thực hiện ở [[đồng bằng sông Hồng]] mà còn thực hiện tại [[Thanh Hóa]], [[Nghệ An]].
 
Đê đỉnh nhĩ không phải là công trình mới và không chỉ đắp một lần có thể xong. Trên cơ sở những đê vùng cũ, nhà Trần cho đắp nối lại, hợp nhất thành tuyến từ đầu nguồn tới biển cho đê to hơn và vững hơn.
 
Triều đình quy định khi có lụt thì mọi người cùng phải có trách nhiệm. Vua đi thân chinh và huy động cả học sinh trường [[Quốc Tử Giám]]<ref name="thq202">Trương Hữu Quýnh, Đinh Xuân Lâm, Lê Mậu Hãn, sách đã dẫn, tr 202</ref>. Ngoài ra, [[nhà Trần]] còn tổ chức đắp đê ngăn nước mặn. Đây là những công trình mới có từ thời Trần. Các quý tộc [[nhà Trần]] thường cho nô tì đắp đê tại ven biển các điền trang.
 
====Thủy lợi====
Công tác thủy lợi cũng được triều đình chú trọng. Tại [[Thanh Hóa]] và [[Nghệ An]] có nhiều công trình. Năm [[1233]], [[Trần Thái Tông]] sai đào kênh Trầm, kênh Hào từ [[Thanh Hóa]] tới Diễn châu. Năm [[1248]], triều đình lại cho đào [[sông Mã]], sông Lễ và đục núi Chiếu Bạch ở [[Thanh Hóa]]. Năm [[1256]], [[nhà Trần]] lại cho khơi sông [[Tô Lịch]].
 
Năm [[1355]] và [[1357]], [[Trần Dụ Tông]] cho đào sông ở [[Thanh Hóa]][[Nghệ An]]. Năm [[1374]], [[Trần Duệ Tông]] cho nạo vét các dòng sông từ Thanh Hóa tới cửa biển Hà Hoa (Kỳ La, [[Hà Tĩnh]]). Năm [[1382]], nhà Trần cho đào tiếp sông ở Tân Bình và [[Thuận Hóa]].
 
== Thủ công nghiệp ==
Hàng 68 ⟶ 65:
 
===Nội thương===
Chợ là kênh phân phối chủ yếu của mạng lưới thương mại tại [[đồng bằng sông Hồng]]. Trong các làng xóm cũng có chợ, mỗi huyện có vài chợ, chợ này họp lệch phiên với chợ kia<ref>Trương Hữu Quýnh, Đinh Xuân Lâm, Lê Mậu Hãn, sách đã dẫn, tr 207</ref>.
 
Hàng hóa còn được phân phối qua các phố. Các trung tâm phủ lỵ bên sông lớn, đầu mối giao thông thủy bộ đều có phố. Phố Luy Lâu<ref>Thuận Thành, [[Bắc Ninh]]</ref> bên bờ sông Dâu là nơi buôn bán cố định. Bờ sông Nghĩa Trụ<ref>Xuân Cầu, Văn Giang, Hưng Yên</ref> còn có phố Lố cũng được hình thành vào thời Trần<ref>Trương Hữu Quýnh, Đinh Xuân Lâm, Lê Mậu Hãn, sách đã dẫn, tr 207</ref>.
 
===Ngoại thương===
Ngoài con đường biên giới trên bộ để thông thương với Trung Quốc, hải cảng là con đường thông thương chủ yếu với các quốc gia khác. Ngoài cảng Vân Đồn hình thành từ thời Lý còn có các cảng Hội Thống, Cần Hải<ref>Nghệ An</ref>, Hội Triều<ref>Thanh Hóa</ref> thu hút khá nhiều thương nhân nước ngoài, đồng thời cũng là nơi xuất khẩu hàng hóa của Đại Việt.
 
Đối tác tới buôn bán tại các thương cảng là [[Trung Quốc]], Diệp Điều ([[Java]]), Thiện ([[Miến Điện]]), Thiên Trúc ([[Ấn Độ]]). [[Vân Đồn]] là cảng lớn nhất, nhưng từ sau cuộc chiến chống Mông-Nguyên, biệc buôn bán bị hạn chế. Nhà Trần chuyển nơi đây thành nơi phòng thủ vì nhu cầu quốc phòng<ref name="thq208">Trương Hữu Quýnh, Đinh Xuân Lâm, Lê Mậu Hãn, sách đã dẫn, tr 208</ref>.
 
Đô thị buôn bán lớn nhất là kinh thành [[Thăng Long]], có 2 cửa mở thông ra 2 cảng sông: Giang Khẩu<ref>Cửa sông Tô Lịch</ref> và [[Đông Bộ Đầu]]. Người buôn bán ở kinh thành chủ yếu cũng là người sản xuất trong các phường. Họ là thợ thủ công kiêm thương nhân, một số là thương nhân chuyên nghiệp, trong đó có thương nhân nước ngoài - chủ yếu là người Trung Quốc và một số người Hồi Hột<ref>Người Urgur ở Trung Á</ref>.
 
== Tiền tệ==