Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Đại tướng (Liên Xô)”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 31:
 
===Trong [[Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại]] ===
Cũng giống như cấp bậc Nguyên soái Liên Xô, quân hàm Đại tướng không được phong thăng thêm cho quân nhân nào cho đến tháng 1 năm 1943, khi Tổng tham mưu trưởng, Thượng tướng [[Aleksandr Mikhaylovich Vasilevskiy|A.M.Aleksandr Vasilevsky]] được thăng cấp Đại tướng với cấp hiệu mới. Từ đó cho đến hết chiến tranh, cấp bậc Đại tướng được trao cho 18 chỉ huy quân sự khác. Mười đại tướng được phong trong [[Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại]] về sau được thăgn lên bậc Nguyên soái Liên Xô (6 trong số đó được thăng ngay trong chiến tranh). Trong số các đại tướng còn lại, nổi bật nhất có [[Nikolai Fyodorovich Vatutin|Nikolai Vatutin]] và [[Ivan Danilovich Chernyakhovsky|Ivan Chernyakhovsky]], là các tư lệnh phương diện quân trẻ, cũng như lãnh đạo Bộ Tổng tham mưu, [[Aleksey Innokent'evich Antonov|Aleksey Antonov]].
 
Trong [[Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại]], các đại tướng thường chỉ huy cấp [[phương diện quân]]. Như Georgi Zhukov trong một thời gian ngắn là Tư lệnh [[Phương diện quân Tây]]; Iosif Apanasenko và Kirill Meretskov cũng từng giữ các chức vụ Phó tư lệnh phương diện quân ([[Phương diện quân Voronezh|Voronezh]] và [[Phương diện quân Tây|Tây]]) trong một thời gian ngắn. Meretskov còn giữ chức Tư lệnh của các Tập đoàn quân số 7, số 4 và số 33, đều thuộc Phương diện quân Tây.
Dòng 56:
Do việc mở rộng phạm vi cá nhân được phong cấp, số lượng đại tướng gia tăng đáng kể trong thời bình: nếu như trong giai đoạn 1950-1969 chỉ có 39 người thụ phong cấp Đại tướng, thì từ năm 1970 đến năm 1991 đã là 64. Từ năm 1967 đến khi Liên Xô tan rã năm 1991, năm nào cũng có đại tướng được phong. Tuổi trung bình của các đại tướng cũng tăng nhẹ (tính theo thời điểm thụ phong) - từ 57 tuổi (1950-1960) lên 59 tuổi (1970-1980).
 
==Thông tin đáng lưu ý==
==So sánh tương đương
Trong lịch sử tồn tại 1940-1991, có cả thảy 133 cá nhân được phong hàm Đại tướng. Hầu hết đều trải qua các chức vụ chỉ huy tiền phương, tuy nhiên cũng có một số lượng đáng kể làm công tác hậu phương. Trong số này, 31 quân nhân được thăng hàm Nguyên soái Liên Xô, và một người - [[Vladimir Fyodorovich Tolubko|Vladimir Tolubko]] - thăng hàm [[Chánh nguyên soái binh chủng|Chánh nguyên soái Pháo binh]].
 
* Đại tướng trẻ nhất là Ivan Chernyakhovsky, nhận quân hàm chỉ 3 ngày trước sinh nhật lần thứ 38 của mình.
* Đại tướng lớn tuổi nhất tại thời điểm thụ phong là Phó giám đốc KGB [[Georgy Karpovich Tsinev|Georgy Tsinev]], khi đã 71 tuổi.
* Đại tướng giữ cấp bậc lâu nhất là Ivan Tyulenev với 38 năm. Ông được phong quân hàm Đại tướng đợt đầu tiên vào năm 1948 và giữ nguyên quân hàm này cho đến khi qua đời vào năm 1978.
* Đại tướng giữ cấp bậc ngắn nhất là [[Vladimir Yakovlevich Kolpakchi|Vladimir Kolpakchi]]. Ông được phong hàm Đại tướng ngày 5 tháng 5 năm 1961 và qua đời chỉ 12 ngày sau đó.
 
Ngày 18 tháng 1 năm 1943, Tổng tham mưu trưởng, Thượng tướng Aleksandr Vasilevsky được thăgn lên cấp Đại tướng. Chỉ 29 ngày sau, ngày 16 tháng 2 năm 1943, ông được thăng lên hàm Nguyên soái Liên Xô.
 
==So sánh tương đương==
Về đối ngoại, cấp bậc Đại tướng Liên Xô tương đương với cấp [[Đại tướng|OF-9]] trong bản so sánh cấp bậc của NATO và tương đương với cấp bậc ''General'' trong quân đội Anh và Hoa Kỳ.