Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Lưu Cứ”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 110:
Thụy pháp viết:''"Thụy giả, hành chi tích dã"''. Thần xin nghị truy tôn thụy hiệu cho Sử hoàng tôn là '''Điệu''', Vương phu nhân tức là '''Điệu hậu''', đối chiếu quy cách của Chư hầu Vương để thành lập viên tẩm, phối trí thái ấp cung phụng 300 hộ. Cố Hoàng thái tử thụy là '''Lệ''', phối trí thái ấp cung phụng là 200 hộ. Sử lương đệ thụy là '''Lệ phu nhân''', bố trí thái ấp cung phụng cho mộ là 30 hộ. Viên tẩm từng vị nên thiết trí Trưởng thừa, Chu vệ phòng thủ đều như chế pháp đã định.|||Lời tấu nghị truy tặng cho gia đình Lệ Thái tử}}
 
Căn cứ khảo cổ hiện tại, khu vực mộ của Lệ Thái tử Lưu Cứ là ở thôn Để Đổng thuộc [[trấn Dự Linh]] (豫灵镇底董村), cách 50 km về phía Tây so với thành phố [[Linh Bảo]], tỉnh [[Hà Nam, Trung Quốc]]. [[Thụy hiệu]] của Lưu Cứ là chữ ['''Lệ'''; 戾], sách cổ có niên đại xưa nhất về giải thích thụy hiệu là [[Dật Chu thư]] (逸周书), trong phần ''"Thụy pháp giải"'' (谥法解) có ghi: 「''"Bất hối tiền quá viết Lệ. Bất tư thuận thụ viết Lệ. Tri quá bất cải viết Lệ"''; 不悔前過曰戾;不思順受曰戾;知過不改曰戾。」. Cả 3 ý đều đại khái rằng, không ân hận việc đã làm, không nghĩ đến việc thuận theo và biết mà không đổi thì gọi là [''"Lệ"'']. Có thể thấy rõ, dựa theo lý giải có từ đời [[nhà Chu]], chữ ''"Lệ"'' này mang nghĩa tiêu cực và có ý trách mắng Lưu Cứ. [[Đổng Trọng Thư]] cũng có nói qua sự tiêu cực khi dùng chữ ''"Lệ"'' này: [''"Hữu kỳ công vô kỳ ý vị chi Lệ, Vô kỳ công hữu kỳ ý vị chi Tội"''; 有其功无其意谓之戾,无其功有其意谓之罪].
 
Sử gia [[Thần Toản]] (臣瓒) chú thích ở ''"Tuyên Đế kỷ"'' trong [[Hán thư]] có nói: 「''"Thái tử giết Giang Sung là trừ đi giặc loạn, mà việc không được minh xét. Sau Vũ Đế giác ngộ, đem giết cả nhà họ Sung, Tuyên Đế bất đắc dĩ thêm thụy xấu vậy"''; 太子诛江充以除谗贼,而事不见明。后武帝觉寤,遂族充家,宣帝不得以加恶谥也。」.