Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Hồ Hán Dân”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 6:
Có tài liệu xác nhận Hồ Hán Dân nhận mình là dòng dõi của [[Hồ Hán Thương]], vua thứ 2 [[nhà Hồ]] nước [[Đại Ngu]] ([[Việt Nam]] hiện nay) đầu [[thế kỷ 15]]<ref>Trần Xuân Sinh, sách đã dẫn, tr 419</ref>.
 
Hồ Hán Dân đỗ [[Cử nhân]] năm 21 tuổi. Ông học tại [[Nhật Bản]] từ năm [[1902]], rồi gia nhập [[Đồng minh hội]], làm biên tập viên [[Minh báo]] năm [[1905]]. Từ năm [[1907]]-[[1910]], ông tham gia vài cuộc khởi nghĩa vũ trang. Không lâu sau [[Cách mạng Tân Hợi]] năm 1911, ông được bổ nhiệm Đốc quân [[Quảng Đông]] và Bí thư trưởng Chính phủ lâm thời. Ông tham gia [[Cách mạng lần thứ 2]] năm [[1913]], rồi theo [[Tôn Dật Tiên]] sang Nhật sau khi cách mạng thất bại. Tại đó họ thành lập [[Trung Quốc Quốc Dân Đảng|Đảng Cách mạng Trung Hoa]]. Hồ về lại Quảng Đông từ [[1917]]-[[1921]] hoạt động cùng [[Tôn Dật Tiên]], với tư cách Bộ trưởng Giao thông rồi cố vấn chính.
 
Hồ được bầu làm Ủy viên Chấp hành Trung ương trong hội nghị Quốc dân đảng lần thứ 1 vào tháng 1 năm [[1924]]. Tháng 9, ông tạm quyền Phó thống chế, khi Tôn Dật Tiên rời Quảng Châu đi [[Thiều Quan]].<ref>{{cite news |title=CHINA: Swath to Success|author= |newspaper=TIME|date=Monday, July 23, 1934|url=http://www.time.com/time/magazine/article/0,9171,747553,00.html|accessdate=May 22, 2011}}</ref> Tôn qua đời tại Bắc Kinh vào tháng 3 năm 1925, và Hồ trở thành một trong tam đầu chế Quốc dân đảng. Hai nhân vật còn lại là [[Uông Tinh Vệ]] và [[Liêu Trọng Khải]]. Liêu bị ám sát vào tháng 8 cùng năm, còn Hồ bị nghi ngờ và bị bắt. Sau Sự kiện Ninh Hán chi tranh năm 1927, Hồ ủng hộ [[Tưởng Giới Thạch]] và trở thành Viện trưởng [[Lập pháp viện Trung Hoa Dân Quốc|Viện Lập pháp]] tại Nam Kinh.