Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Tướng lĩnh Quân đội nhân dân Việt Nam”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dòng 12:
Mãi đến ngày [[20 tháng 1]] năm 1948, Chủ tịch [[Hồ Chí Minh]] đã ký liên tiếp 3 sắc lệnh phong cấp tướng cho 5 chỉ huy và 3 cán bộ chính trị quân sự cao cấp, gồm Tổng Chỉ huy Quân đội Quốc gia và dân quân tự vệ [[Võ Nguyên Giáp]] (cấp [[Đại tướng Quân đội nhân dân Việt Nam|Đại tướng]]), Tổng Tham mưu trưởng Quân đội quốc gia Việt Nam [[Hoàng Văn Thái]], Khu trưởng Chiến khu 1 [[Chu Văn Tấn]], Khu trưởng Chiến khu 2 [[Hoàng Sâm]], Khu trưởng Chiến khu 4 [[Nguyễn Sơn]], Trưởng phòng kiểm tra Cán bộ [[Trần Tử Bình]], Cục trưởng Chính trị [[Văn Tiến Dũng]], Chính trị ủy viên Chiến khu 2 [[Lê Hiến Mai]] (đều cấp Thiếu tướng).<ref>Các Sắc lệnh số 110, 111, 112 ngày 20 tháng 1 năm 1948</ref> Ngày [[25 tháng 1]], ông ký thêm 2 sắc lệnh nữa để phong cấp tướng cho Khu trưởng Chiến khu 7 [[Nguyễn Bình]] (cấp Trung tướng) và Cục trưởng Quân giới [[Trần Đại Nghĩa]] (cấp Thiếu tướng).<ref>Các Sắc lệnh số 115, 117 ngày 25 tháng 1 năm 1948</ref> Ngày 28 tháng 5 năm 1948, lễ phong tướng đầu tiên của Nhà nước [[Việt Nam Dân chủ Cộng hòa]] được tổ chức tại [[Việt Bắc]], phong cấp cho 8 tướng lĩnh. Riêng Thiếu tướng [[Nguyễn Sơn]] đang ở Khu 4 không tham dự, mà được phái viên [[Phạm Ngọc Thạch]] thay mặt Chủ tịch nước trao tặng sau đó ít lâu. Nếu tính luôn tướng Lê Thiết Hùng, khi đó Việt Nam có tổng cộng 12 sĩ quan cấp tướng.
 
Sau [[trận Điện Biên Phủ|chiến thắng Điện Biên Phủ]], thêm 2 quân nhân được thăng lên cấp Thiếu tướng là Đại tá [[Vương Thừa Vũ]], Đại đoàn trưởng Đại đoàn 308,<ref>Sắc lệnh 217-SL ngày 28 tháng 9 năm 1954</ref> và Đại tá [[Phan Trọng Tuệ]], Quyền Trưởng đoàn đại biểu Bộ Tổng Tư lệnh Quân đội nhân dân Việt Nam trong Uỷ ban Liên hợp đình chiến Trung ương.<ref>Sắc lệnh 243-SL ngày 3 tháng 11 năm 1955</ref>
 
== Số lượng tướng lĩnh ==