Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Nho giáo”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n clean up using AWB
Dòng 112:
*Đề cao nguyên lý công bằng xã hội: Khổng Tử đã nói: ''"Không lo thiếu mà lo không đều, Không lo nghèo mà lo dân không yên"''. Sự không công bằng là mầm mống của rối loạn xã hội.
 
Từ thời [[nhà Hán]], Nho giáo đã trở thành trung tâm cho việc quản lý xã hội. Nhờ đạo Nho, các triều đình ít phải can thiệp vào đời sống của dân, cho các làng tự lập [[hương ước]] mà gần như tự trị. Một học giả châu Âu khen người Trung Hoa tổ chức xã hội giỏi hơn người [[La Mã]] và mọi đế chế khác. Các kẻ sĩ ở mỗi làng, tổng, huyện (một vị trưởng lão trong làng, một thầy đồ hay một vị [[khoa bảng]])... được dân tin, giúp chính quyền được nhiều việc cai trị, giáo dục, hòa giải các vụ kiện, trị bệnh, giữ an ninh. Họ được dân coi trọng hơn cả các quan lại, mà quan lại cũng phải nể họ.
 
Đặc biệt là Nho giáo dạy con người phải biết ''"Trung quân Ái quốc, xã tắc hưng vong thất phu hữu trách"'', nên cứ mỗi lần đất nước bị họa ngoại xâm thì lại có rất nhiều kẻ sĩ Nho giáo sẵn sàng liều mình chiến đấu bảo vệ đất nước, nếu chẳng may thất bại thì họ liền tuẫn quốc chứ không chịu sống nhục. Đã vậy, không chỉ nam giới liều thân hộ quốc nơi tiền tuyến mà phụ nữ ở hậu phương cũng một lòng chung thủy để người nam nhi an tâm ra đi gánh vác mệnh nước, nếu chồng hy sinh họ sẵn sàng tuẫn tiết để giữ lòng son. Đó là đặc điểm của những dân tộc thấm nhuần đạo Khổng.
Dòng 386:
[[Singapore]] là đất nước có lịch sử non trẻ nên không có truyền thống Nho giáo hàng ngàn năm như Trung Quốc, Triều Tiên, Nhật Bản... Tuy nhiên, do 70% người Singapore là [[người gốc Hoa]], do đó Nho giáo vẫn là thành tố quan trọng ảnh hưởng tới xã hội nước này.
 
Giành độc lập từ thập niên 1950, Singapore đã trải qua quá trình phát triển kinh tế nhanh chóng, đô thị hóa khiến bộ mặt đất nước thay đổi nhanh chóng. Tuy nhiên bên cạnh những thành công, các nhà lãnh đạo Singapore sớm nhận ra những nhân tố mới tiềm ẩn nguy cơ với đất nước:<ref name="Aris_Teon">Confucianism And The Law In Singapore And Taiwan, Aris Teon, Junengày 2, tháng 6 năm 2016, The Greater China Journal</ref>
* Đô thị hóa khiến các dòng tộc bị xé nhỏ. Tinh thần vì cộng đồng và dòng tộc trong thế hệ trẻ sinh ra ở thành phố đã giảm đi rất nhiều
* Vai trò cá nhân được đề cao, nhưng nếu đề cao thái quá thì sẽ dẫn đến tình trạng con người chỉ biết tư lợi cho bản thân, coi thường các giá trị nhân văn, các giá trị cộng đồng.