Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Đạo luật CAN-SPAM”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Tratrnt (thảo luận | đóng góp)
Trang mới: “Đạo luật CAN-SPAM năm 2003 (Tiếng Anh: Controlling the Assault of Non-Solicited Pornography And Marketing Act of 2003<ref>{{Chú thích web|url=https:…”
(Không có sự khác biệt)

Phiên bản lúc 21:14, ngày 28 tháng 5 năm 2020

Đạo luật CAN-SPAM năm 2003 (Tiếng Anh: Controlling the Assault of Non-Solicited Pornography And Marketing Act of 2003[1]) là một đạo luật của Hoa Kỳ, thiết lập các tiêu chuẩn quốc gia đầu tiên về việc gửi email marketing, bao gồm các yêu cầu đối với nội dung email, quy định về quyền huỷ đăng ký hoặc từ chối nhận email thương mại và hình phạt cho các hành vi vi phạm. Uỷ ban Thương mại Liên bang Mỹ (FTC)[2] là cơ quan chịu trách nhiệm cho việc thực thi đạo luật này.

Lịch sử[3]

Đạo luật CAN-SPAM, được viết tắt từ tên chính thức của dự luật “Controlling the Assault of Non-Solicited Pornography And Marketing Act of 2003”, lần đầu tiên được giới thiệu tại Quốc hội Hoa Kỳ vào ngày 10 tháng 4 năm 2003 bởi hai thượng nghị sĩ Conrad Burns[4] và Ron Wyden[5]. Dự luật này sau đó được tổng thống George W. Bush ký ban hành vào ngày 16 tháng 12 năm 2003.

Ngay thời điểm mới được ban hành, nhiều nhà phê bình gọi đây là đạo luật “You-Can-Spam" do nó có nhiều lỗ hổng trong quy định. Chẳng hạn, đạo luật này không yêu cầu người gửi phải có được sự đồng ý của người nhận trước khi gửi mail. Điều này có nghĩa là, mỗi người vẫn có thể nhận spam từ hàng loạt các tổ chức, cá nhân khác nhau, miễn là họ tuân thủ các yếu tố pháp lý quy định trong đạo luật. Do đó, đến cuối năm 2004, đạo luật hầu như vẫn chưa được thực thi, mặc dù thượng nghị sĩ Burns đã gửi thư yêu cầu FTC thực hiện “cưỡng chế thi hành Đạo luật CAN-SPAM" đối với tất cả các doanh nghiệp. Tuy nhiên, vẫn không có bất kỳ thay đổi nào được đề xuất cho đến ngày 20 tháng 12 năm 2005. FTC đã báo cáo lại với Quốc hội về việc khối lượng spam mail đến hộp thư người tiêu dùng đã bắt đầu chững lại do sự phát triển của công nghệ anti-spam. Sau đó, một số thay đổi bổ sung đã được thực hiện để hoàn thiện Đạo luật CAN-SPAM. Trong đó, bao gồm: (1) Thêm định nghĩa về thuật ngữ "person"; (2) Sửa đổi định nghĩa "sender"; (3) Làm rõ rằng người gửi có thể tránh vi phạm Đạo luật CAN-SPAM bằng cách gửi thư qua hộp thư bưu điện hoặc hộp thư báo tại nhà; và (4) Làm rõ rằng người nhận thư không phải trả phí hoặc cung cấp bất cứ thông tin gì khác ngoài địa chỉ email mà họ đang sử dụng khi gửi yêu cầu từ chối.

Các cơ chế quy định trong Đạo luật CAN-SPAM[6]

CAN-SPAM định nghĩa “a commercial electronic mail message” (email thương mại) là bất kỳ email nào có nội dung nhằm mục đích chính là quảng cáo sản phẩm/dịch vụ cho tổ chức/cá nhân nào đó, không loại trừ email giao dịch giữa các đối tác doanh nghiệp với nhau. Đạo luật này được xem như phản hồi chính thức của chính phủ Hoa Kỳ trước thực trạng số lượng khiếu nại spam mail ngày càng tăng. Thông qua đó, yêu cầu các cá nhân, tổ chức không đánh lừa người nhận về cả nguồn gốc lẫn nội dung khi gửi email thương mại. Tuy nhiên, CAN-SPAM không cấm hoàn toàn việc gửi “spam mail" mà áp đặt các quy định và hình phạt đối với những trường hợp tiếp thị lừa đảo thông qua các email có tiêu đề gây hiểu lầm hoặc sai về mặt nội dung. Bên cạnh đó, CAN-SPAM còn có quy định các tiêu chuẩn chung về định dạng, nội dung và tiêu đề mà các marketer phải tuân thủ khi gửi email thương mại. Ba loại quy chuẩn cơ bản được xác định trong Đạo luật CAN-SPAM bảo gồm:

Tuỳ chọn “Hủy đăng ký nhận email”

  • Mỗi email đều phải cung cấp một đường dẫn để người dùng “Huỷ đăng ký nhận email” hoặc “Đăng ký ngừng tiếp nhận email trong tương lai”.
  • Yêu cầu từ chối nhận email của người dùng phải được xử lý trong vòng 10 ngày làm việc.
  • Danh sách các địa chỉ email yêu cầu từ chối nhận mail (còn gọi là Opt-out list hoặc Suppression list) chỉ được dùng với mục đích ngăn chặn việc tiếp tục gửi email đến các địa chỉ đó trong tương lai. Nghiêm cấm mọi hành vi bán/chuyển nhượng danh sách cho bên thứ ba hoặc cho các mục đích khác.

Nội dung minh bạch

  • Thông tin, địa chỉ người gửi phải chính xác.
  • Chủ đề email phải liên quan đến nội dung được cung cấp trong mail.
  • Email phải bao gồm thông tin về địa chỉ thực tế của người gửi. Theo điều 16 C.F.R[7], địa chỉ PO Box có thể được chấp nhận và nếu email được gửi từ bên thứ ba, thì phải bao gồm thêm địa chỉ thực tế của cá nhân/tổ chức cung cấp sản phẩm/dịch vụ được quảng bá trong email đó.
  • Nếu email có nội dung người lớn, phải có đánh dấu/ký hiệu phù hợp để thông báo cho người nhận mail. Theo quy định của FTC, những email như vậy phải ghi rõ ở chủ đề là “SEXUALLY EXPLICIT[8]”.

Hành vi gửi email trung thực

  • Không được gửi email mà không có tùy chọn “Huỷ đăng ký nhận email”.
  • Không được gửi email nhằm mục đích thu thập địa chỉ email của người dùng.
  • Không được gửi email có chủ đề gây hiểu lầm hoặc khác so với nội dung mail.
  • Một email nên chứa ít nhất một câu nội dung.
  • Nội dung email khi gửi đi phải có giá trị hoặc còn hiệu lực.
  • Tùy chọn “Hủy đăng ký” phải ở cuối nội dung mail.

Mức phạt khi vi phạm Đạo luật CAN-SPAM[9]

FTC tuyên bố rằng mỗi email riêng biệt vi phạm Đạo luật CAN-SPAM phải chịu hình phạt lên tới 43,280 đô la” (không quy định mức phạt tối đa) và có thể đưa ra các khoản phạt bổ sung.

Ngoài các hình phạt nặng nề về kinh tế, các tổ chức, cá nhân vi phạm Đạo luật CAN-SPAM còn có thể phải chịu trách nhiệm hình sự.

Vi phạm hình sự[10]

Mặc dù theo đạo luật, doanh nghiệp nói chung và các marketer nói riêng phải có ý thức về các khía cạnh được đề cập ở trên khi gửi email thương mại. Nhưng họ phải đặc biệt lưu ý những hành vi gian lận sau đây, vì chúng được quy là phạm tội hình sự:

  • Gửi email spam hàng loạt với mục đích tấn công máy tính người nhận.
  • Gửi email hàng loạt thông qua địa chỉ IP không thuộc sở hữu của người gửi.
  • Cố gắng đánh lừa người nhận hoặc ngụy trang về nguồn gốc email.
  • Gửi email spam hàng loạt với thông tin sai lệch so với chủ đề.
  • Sử dụng thông tin giả mạo danh tính của người dùng thực tế đăng ký nhiều tài khoản email khác nhau để gửi spam hàng loạt.

Quyền ưu tiên Đạo luật CAN-SPAM[11]

Các quy định trong Đạo luật CAN-SPAM được ưu tiên áp dụng trước luật của tiểu bang đối với việc gửi email thương mại, ngoại trừ nội dung được quy định trong các luật đó về việc nghiêm cấm hành vi gửi email thương mại giả mạo, lừa đảo. Điều này có nghĩa là, luật của các tiểu ban quy định về việc bảo vệ người tiêu dùng và các luật tương tự sẽ không bị cấm. Ngoài ra, Đạo luật rõ ràng không được ưu tiên trong các trường hợp sau:

  • Luật pháp tiểu bang không dành riêng cho email thương mại.
  • Pháp luật tiểu bang liên quan đến hành vi gian lận hoặc tội phạm máy tính.
  • Đạo luật CAN-SPAM cũng không có hiệu lực đối với việc chấp nhận, triển khai và thực thi ISP hoặc các chính sách liên quan đến từ chối truyền tải, định tuyến, xử lý hoặc lưu trữ một số loại thư email nhất định.

Kết luận

Đạo luật CAN-SPAM được đưa ra để bảo vệ người tiêu dùng. Nhưng nếu các tổ chức và cá nhân tuân thủ các chính sách được quy định, nó sẽ tạo ra mối quan hệ minh bạch và tin tưởng giữa thương hiệu/doanh nghiệp với khách hàng. Ngoài ra, với công nghệ anti-spam tiên tiến hiện nay, một email trông càng xác thực và càng dễ từ chối, email đó càng ít bị đánh dấu là spam hơn. Suy cho cùng, CAN-SPAM phần nào đó vẫn mang lại lợi ích cho cả những cá nhân và tổ chức gửi email thương mại.

Tham khảo


  1. ^ “1”.
  2. ^ “1”.
  3. ^ “2”.
  4. ^ “2”.
  5. ^ “4”.
  6. ^ “7”.
  7. ^ “1”.
  8. ^ “1”.
  9. ^ “6”.
  10. ^ “9”.
  11. ^ “11”.