Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Hệ thống phòng thủ tên lửa quốc gia Hoa Kỳ”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Doanvanvung (thảo luận | đóng góp)
Dòng 10:
Tên lửa Nike-Zeus sử dụng đầu đạn hạt nhân là thiết thực, tạo ra sự hiệu quả của việc ứng dụng khoa học công nghệ vào tên lửa. Tuy nhiên, nó cũng có những hạn chế đáng kể về mặt kỹ thuật, đó là khả năng gắn kết với các [[radar]] phòng thủ theo một chuỗi. Mặt khác, việc làm nổ một [[vũ khí hạt nhân|đầu đạn hạt nhân]] trên lãnh thổ của các nước thân cận (dù ở trên không trung) không phải là điều lý tưởng. Vào [[thập niên 1960]], các khái niệm về "phương án phòng thủ" và "[[tên lửa đạn đạo]] cho việc chặn đứng" là các ý tưởng đã thay thế cho các tên lửa Nike phóng từ đất liền bằng tên lửa được phóng từ các trạm [[vệ tinh]]. Thay cho các đầu đạn hạt nhân của tên lửa Nike, các tên lửa BAMBI sẽ sử dụng một mạng lưới dây khổng lồ được thiết kế để vô hiệu hóa các [[tên lửa đạn đạo liên lục địa]] (ICBM) của Liên xô ngay ở đầu giai đoạn phóng ("pha đẩy"). Chưa có giải pháp cho vấn đề làm thế nào để bảo vệ các trạm vệ tinh chống lại sự tấn công của đối phương, tuy nhiên chương trình đã bị dừng lại từ năm 1968.
 
===Chương trình lính gác===
=== Hiệp ước ABM ===
Các vấn đề trên đã đưa Hoa Kỳ và Liên Xô tới việc cùng ký [[Hiệp ước ABM]] vào năm 1972. Theo hiệp ước này và các điều đã được sửa đổi vào năm 1974, mỗi nước chỉ đựoc phép triển khai một hệ thống ABM đơn, chỉ với 100 (đầu đạn) đánh chặn để bảo vệ một mục tiêu đơn. Sô viết triển khai hệ thống A-35, sử dụng một tên lửa có tên Galosh, thiết kế để bảo vệ [[Moskva]]. Hoa Kỳ triển khai Safeguard để bảo vệ các trạm phóng tên lửa đạn đạo ở căn cứ không quân Grand Forks, phía bắc [[Dakota]] vào năm 1975. Hệ thống Safeguard chỉ hoạt động trong một thời gian ngắn. Hệ thống của Nga (hiện nay được gọi là A-135) đã được cải tiến và vẫn đựoc hoạt động ở xung quanh Moskva.