Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Ninh-mã phái”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
nKhông có tóm lược sửa đổi
nKhông có tóm lược sửa đổi
Dòng 1:
'''Ninh-mã phái''' (zh. 寧瑪派, bo. ''nyingmapa'' རྙིང་མ་བ་), cũng được gọi là '''Cựu phái''' vì được sáng lập từ lần đầu [[Phật giáo]] truyền qua [[Tây Tạng]], hoặc '''Hồng giáo''', vì các tu sĩ phái này thường mang y phục màu hồng (hoặc mũ màu hồng), là một trong bốn tông phái chính của [[Phật giáo Tây Tạng]]. Tông này thống nhất truyền thống của Đại sư [[Liên Hoa Sinh]] (sa. ''padmasambhava'') và các cao tăng Tì-ma-la-mật-đa (hoặc Tịnh Hữu, sa. ''vimalamitra''), Biến Chiếu (sa. ''vairocana'') từ [[Ấn Độ]] truyền qua trong [[thế kỉ thứ 8]]. Từ [[thế kỉ 15]] trở đi, giáo lí của tông này được xắp xếp theo hệ thống nhưng không được thu nhận vào Đại tạng (Cam-châu-nhĩ/Đan-châu-nhĩ) của Tây Tạng. Giáo pháp này lấy [[Đại cứu cánh]] (bo. ''dzogchen'') làm cơ sở và dựa trên luận giải của Long-thanh-ba (zh. 龍清巴, bo. ''klong chen pa'' ཀློང་ཆེན་པ་).
 
Phái Ninh-mã nguyên thuỷ gồm có cả tăng sĩ lẫn cư sĩ và giữ được truyền thống của mình qua thời kì Phật giáo bị [[Lãng-đạt-ma]] (bo. ''glang dar ma'' གླང་དར་མ་) bức hại ([[836]]-[[842]]). Qua [[thế kỉ thứ 11]], phái này bắt đầu phát triển và trong nội bộ chia làm ba dòng chính: dòng “lịch"lịch sử”sử", dòng “trực"trực tiếp”tiếp" và dòng “kiến"kiến chứng".
#Dòng lịch sử hay tuyên giáo (bo. ''bka' ma'' བཀའ་མ་) dựa trên hiển giáo xuất phát từ [[Phổ Hiền]], trong đó có các giáo pháp quan trọng của Ba thừa chỉ được tìm thấy trong dòng Ninh-mã như [[Ma-ha-du-già]] (sa. ''mahāyoga''), [[A-nậu-du-già]] (sa. ''anuyoga'') và [[A-tì-du-già]] (sa. ''atiyoga'').
#Dòng trực tiếp hay Bí lục (bo. ''gter ma'' གཏེར་མ་) dựa trên các bí lục do Liên Hoa Sinh truyền lại. Ví dụ như [[Tử thư]] (bo. ''bardo thodol'' བར་དོ་ཐོས་གྲོལ་) là một tác phẩm bí lục.
#Dòng kiến chứng (bo. ''dag snang'' དག་སྣང་) dựa trên sự tiếp xúc trực tiếp với Báo thân của các vị Đạo sư (đã nhập diệt) trong lúc nhập định, theo lời khai thị của các vị đó để tuyên giáo các giáo pháp cụ thể trong những thời kì nhất định. Qua cách truyền giáo này mà Long-thanh-ba được xem là trực tiếp nhận những lời khai thị của [[Liên Hoa Sinh]].
 
==Tham khảo==
*''Fo Guang Ta-tz'u-tien'' 佛光大辭典. Fo Guang Ta-tz'u-tien pien-hsiu wei-yuan-hui 佛光大辭典編修委員會. Taipei: Fo-Guang ch'u-pan-she, 1988. (Phật Quang Đại Từ Điển. Phật Quang Đại Từ Điển biên tu uỷ viên hội. Đài Bắc: Phật Quang xuất bản xã, 1988.)