Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Minh Thái Tổ”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n clean up using AWB
Thay từ địa phương bằng từ toàn dân
Thẻ: Sửa đổi di động Sửa đổi từ trang di động Sửa đổi di động nâng cao
Dòng 69:
}}
 
'''Minh Thái Tổ''' ([[chữ Hán]]: 明太祖, [[21 tháng 10]], [[1328]] – [[24 tháng 6]], [[1398]]), tên thật là '''Chu Nguyên Chương''' (朱元璋), còn gọi là '''Hồng Đế''' (洪武帝), '''Hồng Quân''' (洪武君), hay '''Chu Hồng ''' (朱洪武), thuở nhỏ tên là '''Trùng Bát''' (重八), về sau đổi tên thành '''Hưng Tông''' (興宗), tên chữ là '''Quốc Thụy''' (國瑞). Ông là vị [[hoàng đế]] khai quốc của vương triều [[nhà Minh]] trong [[lịch sử Trung Quốc]], cai trị từ năm [[1368]] đến [[1398]]. Các sử gia gọi thời kỳ cai trị của ông là '''Hồng Võ Chi Trị''' (洪武之治). Ông được xem như là một trong những hoàng đế vĩ đại nhất của [[Trung Quốc]] nhờ các công trạng to lớn của mình với đất nước, nhưng cũng bị chê trách vì sự hà khắc, cũng như sát hại hàng loạt những công thần khai quốc trong thời gian nắm quyền.
 
Vào giữa thế kỷ XIV, cùng với [[nạn đói]], thiên tai, [[dịch bệnh]] và các cuộc khởi nghĩa nông dân diễn ra khắp nơi, Chu Nguyên Chương trở thành nhà lãnh đạo của một lực lượng đã chinh phục [[Trung Hoa]] và chấm dứt [[nhà Nguyên]], buộc [[người Mông Cổ]] phải rút vào thảo nguyên [[Trung Á]]. Với việc chiếm được [[Bắc Kinh|Đại Đô]] của nhà Nguyên, ông tuyên bố [[thiên mệnh]] thuộc về mình và lập ra nhà Minh vào năm 1368. Chỉ tin vào gia đình, ông phân phong đất đai cho các con trai thành các phiên quốc trấn thủ các vùng đầm lầy phía bắc và thung lũng [[sông Dương Tử]]. Đích trưởng tử, thái tử [[Chu Tiêu]] và đích trưởng tôn [[Chu Hùng Anh]] của ông chết sớm, những việc này đã khiến ông chọn đích tôn [[Chu Doãn Văn]] làm người kế vị cùng với việc ban bố [[Hoàng Minh Tổ Huấn]]. Nhưng những việc này đều thất bại, khi Chu Doãn Văn quyết định ra tay thanh trừng những người chú của mình. Điều này đã dẫn đến cuộc [[chiến dịch Tĩnh nạn|nổi loạn]] thành công của Yên Vương [[Chu Đệ]], con trai thứ tư của ông.
 
Chu Nguyên Chương đặt niên hiệu là '''Hồng ''' (洪武). Khi [[qua đời]], ông được truy tôn [[miếu hiệu]] là '''Thái Tổ''' (太祖) và [[thụy hiệu]] là '''Cao Hoàng đế''' (高皇帝). Tiểu sử của ông được ghi tại [[Minh sử]], quyển 1-3, ''Thái Tổ bản kỷ''. Ông được an táng ở Hiếu lăng, [[Nam Kinh]].
 
== Tiểu sử ==