Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Luật hình sự”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n →‎Đối tượng của xâm phạm: replaced: nhân phẩm → nhân phẩm using AWB
Zicute (thảo luận | đóng góp)
nKhông có tóm lược sửa đổi
Dòng 7:
 
== Lịch sử Luật Hình sự (Hình Luật) ở Phương Tây==
Những nền văn minh xa xưa nói chung không phân biệt dân sự hay hình sự. Di chỉ khảo cổ tìm thấy những bộ luật đầu tiên của người [[Sumerians]] (khu vực [[Iran]] và [[Iraq]] ngày nay) soạn thảo. Khoảng thế kỷ 21 trước công nguyên (2000 năm trước CN), một người Sumerian (Ur) là vua Ur-Nammu đã ban hành bộ luật cổ nhất được phát hiện cho đến hôm nay - gọi là [[luật Ur-Nammu]] - dù rằng có nhiều tài liệu cho biết còn có một bộ luật cổ xưa hơn gọi là Urukagina xứ Lagash đã ra đời trước đó. Trong số các bộ luật cổ còn có Luật Hammurabi của người Babylon. Những bộ luật này không có phân biệt khái niệm dân sự và hình sự.
 
Những bộ luật sau đó như Thập Nhị Bảng (Twelve Tables) của đế chế La Mã đã có chuyển biến trong việc phân biệt tuy chưa rõ ràng. Ví dụ, tội ăn trộm là một sự sai trái dân sự. Đánh người và cướp có bạo lực được xem như là xâm phạm tài sản. Phạm các luật này thì phải bị phạt vạ (phạt tiền).
Dòng 15:
Tuy vậy, phải đến thế kỷ 18, khái niệm về hình luật - trong đó bộ phận tòa án đóng vai trò bảo vệ công lý - được phát triển rõ rệt khi các quốc gia ở Âu châu thành lập lực lượng cảnh sát. Từ đó, luật hình sự (hình luật) đã nhanh chóng hình thành. Luật hình sự đã giúp hoàn thiện các cơ chế thực thi luật pháp của lực lượng cảnh sát và giúp lực lượng này trở thành một bộ phận thiết yếu của nhà nước phương Tây.
 
== Hình phạt trong Luật Hình sự ==
Luật hình sự mang đặc tính riêng của nó, đó là (1) Nêu ra cụ thể những hậu quả có thể xảy ra cho những ai không chấp hành nghiêm chỉnh và (2) nêu ra các yếu tố cấu thành tội. Những hậu quả có thể bao gồm tử hình, khổ sai (đánh đòn, hành hạ), cải tạo giam giữ hoặc không giam giữ (án treo cho tại ngoại) tùy theo các cấp thẩm quyền khác nhau. Thời gian cải tạo có thể từ vài ngày cho đến chung thân. Khi ra ngoài, tội nhân có thể còn chịu thêm thời gian quản thúc tại gia, hay phải báo cáo định kỳ với nhân viên tòa án tùy vào bản án. Phạm nhân có thể thương lượng với chính quyền về mức độ phạm tội, tội danh, án phạt... để đổi lại sự hợp tác, chỉ chứng hay cung cấp thông tin cho cơ quan tố tụng. Phạt và đền tiền cũng là một hình phạt phổ biến.
 
Dòng 63:
* '''Đối với hành vi phạm tội''' - Hành vi phạm tội có thể được bào chữa (hay được hủy bỏ) nếu thiếu vắng mối '''liên hệ nhân quả''' của hành vi phạm tội đối với thiệt hại gây ra (causation). Chứng minh mối liên hệ này luôn là trách nhiệm của cơ quan công tố. Hành vi phạm tội phải là (1) nguyên nhân duy nhất (hoặc là đủ lớn) và (2) gần gũi trực tiếp nhất của sự thiệt hại. Thiếu vắng một trong 2 yếu tố này thì mối liên hệ nhân quả không thể xác định, và vì thế hành vi phạm tội phải bị hủy bỏ và hậu quả là tội danh không thành lập. Mối liên hệ nhân quả này có nhiều yếu tố cấu thành tùy theo loại hành vi tội phạm, và thường rất là phức tạp, nhất là khi có những '''tình tiết đan xen''' vào quá trình gây án - thì rất có thể một trong những tình tiết ấy đã khiến mối liên hệ nhân quả bị gãy đổ. Ví dụ: người A đánh người B xỉu nằm trên lề đường và A bỏ đi. Sau đó, người C điều khiển xe hơi do say rượu lạc tay lái leo lên lề cán B gây tử vong. Sự xuất hiện của C trực tiếp cán qua B gây ra cái chết cho B là một tình tiết đan xen có thể giúp A thoát tội cố ý giết người. Ngoài ra còn rất nhiều các loại tình tiết khác khiến cho việc xác định hành vi phạm tội gặp nhiều khó khăn, mở ra cơ hội cho các luật sư biện hộ.
* '''Hành vi giết người''' - nếu chứng minh đầy đủ các yếu tố quy định cho thấy nghi can bị điên loạn thần kinh trong lúc giết người thì '''điên loạn thần kinh''' (insanity) có thể là một yếu tố bào chữa hữu hiệu. Tuy nhiên, các quan tòa Phương Tây có hẳn một quy chế cụ thể để "giám định tâm thần" của nghi can và đôi khi kết quả giám định của tòa rất bất ngờ so với khái niệm "bị bệnh tâm thần" của y khoa.
* '''Các yếu tố bào chuẵchữa khác''' - có rất nhiều yếu tố bào chữa liên quan đến toàn bộ '''giai đoạn của quy trình điều tra tố tụng'''. Mỗi một giai đoạn, '''cơ quan điều tra tố tụng''' đều có thể mắc '''sơ hở''' thiếu sót và có thể bỏ sót tội hay gây ra oan sai. Các yếu tố bào chữa tập trung vào các '''định nghĩa hành vi phạm tội'''của bộ luật hình sự để xem cơ quan công tố có chứng minh điều kiện cần và đủ của các yếu tố cấu thành tội hay không. Nhân chứng mục kích, nhân chứng chuyên gia và tang chứng cũng được 2 bên xem xét cụ thể trong việc tranh luận trước tòa liên quan đến các '''yếu tố cấu thành tội'''. Hiện trường cũng là một khía cạnh quan trọng của vụ án. Phía công tố phải cung cấp toàn bộ tài liệu điều tra liên quan cho bên luật sư biện hộ xem xét nghiên cứu và từ đó bên luật sư biện hộ có thể mời chuyên gia để xem xét và làm chứng trước tòa. Ngoài ra, lời khai của chính nghi can cũng sẽ được sử dụng làm chứng trước tòa. Do đó, nghi can có quyền yêu cầu luật sư tham gia, và hiến pháp bảo hộ '''quyền được tư vấn luật sư''' trong quá trình điều tra.
* '''Mối liên hệ phải có''' - Trong một số tội phạm đòi hỏi phải hội đủ cả hai yếu tố hành vi phạm tội và cố ý phạm tội, các thẩm phán công minh bao giờ cũng phải yêu cầu bên công tố chứng tỏ 2 yếu tố này xảy ra '''cùng một thời điểm phạm tội'''. Các thẩm phán công minh luôn bác bỏ những suy diễn "nhân quả" tùy tiện của bên công tố nếu 2 yếu tố này không xảy ra cùng một thời điểm phạm tội.